Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 20/01/2025, 03:58:51 AM (GMT+7)
Campuchia chạy đua chống lũ lụt
(22:25:33 PM 16/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Chính phủ Campuchia cho biết tổng số người thiệt mạng trong đợt lũ lụt được coi là tồi tệ nhất gần mười năm qua đã lên tới 250 người, hơn 30.000 hộ dân bị mất nhà cửa.
>> Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo >> Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan >> Angkormilk, công ty con của Vinamilk tại Campuchia hỗ trợ 48.000 hộp sữa cho người dân trong “vùng đỏ” về dịch Covid-19 >> Nghiên cứu mới về thực trạng buôn lậu ngà voi ở Indonesia, Thái Lan và Việt Nam >> Cục Bảo vệ thực vật nói gì về việc 6 loại rau bị Campuchia cấm nhập khẩu?
.Thủ tướng Thái Lan hoãn chuyến công du Trung Quốc để đối phó với lũ
Kể từ khi đợt lũ bắt đầu vào tháng 8-2011, khoảng 390.000ha lúa, tức 16% tổng diện tích cấy trồng, 2.700km đường ở 17 tỉnh bị hư hại.
Một phụ nữ đi thuyền trong nước lũ ở tỉnh Kandal (Campuchia) ngày 14/10 - Ảnh: Reuters |
Người dân ở tỉnh Kandal (Campuchia) phải bắc ván để đi lại do nước lụt ngày càng nghiêm trọng hơn - Ảnh: Reuters |
Theo Phnom Penh Post, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố chính phủ sẽ dành hơn 100 triệu USD để khắc phục thiệt hại. Ông cho biết các nỗ lực cứu trợ nạn nhân đến nay bao gồm phân phát thực phẩm, quần áo tới 76.000 hộ gia đình. Hội đồng bộ trưởng sẽ cung cấp tiền để mở rộng công tác cứu trợ tới 40.000 hộ dân khác.
Quốc tế đã bắt đầu có những động thái giúp Campuchia vượt qua khó khăn hiện nay. Trung Quốc sẽ hỗ trợ 8 triệu USD, Nhật Bản là 330.000 USD và Mỹ 50.000 USD. Tuy nhiên, nỗ lực cứu hộ đang vấp phải sự chỉ trích do tốc độ chậm chạp.
Tình hình lụt lội ở Campuchia đã trở nên nguy hiểm tới mức Thủ tướng Hun Sen quyết định hủy lễ hội đua thuyền truyền thống vốn rất được người dân nước này chờ đợi vào ngày 9 đến 11/11. Ông cho biết có thể tiết kiệm số tiền đó để giúp hàng chục ngàn gia đình. Mực nước ở sông Tonle Sap đang dâng cao quá mức cũng có thể gây nguy hiểm cho người đi chơi hội khi họ tụ tập hai bên bờ và cổ vũ các thuyền đua.
Tuy nhiên, các hoạt động liên quan đến lễ hội như văn nghệ, vui chơi giải trí, kỷ niệm sinh nhật cựu vương Norodom Sihanouk và quốc khánh vẫn được tiến hành như thường lệ.
Sự kiện đua thuyền có vai trò quan trọng trong văn hóa Campuchia và đem lại nguồn thu không nhỏ. Những năm gần đây có hàng trăm cặp thuyền được tuyển chọn từ trong nước và quốc tế tham dự và có khoảng 2 triệu du khách đến Phnom Penh vào dịp lễ hội. Thủ tướng Hun Sen đã đề nghị người dân vui lễ trong ba ngày ở quê nhà, tại chùa và cộng đồng nơi mình sinh sống, thay vì kéo nhau tới thủ đô như bình thường.
* Tại Thái Lan, mực nước ở Bangkok sẽ đạt độ cao nhất vào ngày 16 đến 18-10, buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra hoãn chuyến thăm Trung Quốc (dự kiến vào ngày 19 đến 21/10) để chỉ đạo đối phó với tình hình. Trước đó, lũ lụt nghiêm trọng xảy ra trên diện rộng tại Thái Lan khiến bà Yingluck phải hoãn chuyến thăm chính thức tới Singapore và Malaysia hồi đầu tháng 10/2011.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra khẳng định ưu tiên của chính phủ là phải bảo vệ khu vực đầu não kinh tế gồm Bangkok, sân bay Suvarnabhumi, các khu công nghiệp và các trung tâm sơ tán của người dân.
Đến nay có 297 người Thái Lan thiệt mạng và khoảng 110.000 người trong cả nước đã chuyển tới các khu vực sơ tán. Lũ lụt tàn phá mùa màng và ảnh hưởng tới sản xuất của hàng trăm nhà máy tại các khu công nghiệp phía bắc Bangkok.
Trung tâm Bangkok và hầu hết các điểm du lịch cùng sân bay Suvarnabhumi - nơi có bức tường chống lũ cao vài mét - vẫn yên bình. Mực nước sông Chao Phraya đã lên mức 2,27m vào sáng 15/10 và nếu không vượt quá 2,5m thì sẽ không có lụt ở Bangkok.
Liên Hiệp Quốc cho biết thủ đô của Thái Lan và Campuchia đang đối mặt với đợt lũ khủng khiếp nhất. Bangkok đang dốc toàn lực để ngăn nước lũ vào trung tâm, nhưng các biện pháp vẫn chưa thấy có dấu hiệu khả thi.
Ít nhất 500 người chết và hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam trong vòng hai tháng qua.
HẠNH NGUYÊN (Tuổi trẻ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.