Tin tức » Tin thế giới
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:14:02 AM (GMT+7)
Campuchia cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn
(07:02:00 AM 14/07/2017)(Tin Môi Trường) - Sau lệnh tạm dừng xuất khẩu cát vào tháng 11-2016, nay chính phủ Campuchia đã quyết định cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn.
>> Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên >> Trao giải cuộc thi thiết kế logo Ngày vì nạn nhân chất độc da cam (10-8) >> Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 059 >> Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-03 >> Tác phẩm tham dự cuộc thi thiết kế Logo "Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam (10/8)" mã số 058-02
Một tàu chở cát tại Campuchia - Ảnh: BBC
Người phát ngôn của Bộ Khoáng sản và năng lượng Campuchia, Meng Saktheara nói rằng lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn là vì các vấn đề môi trường. Hãng tin BBC dẫn lời ông Saktheara: "Lo ngại của những tổ chức môi trường là đúng bởi nguy cơ (khi khai thác cát) là rất lớn, vì vậy bộ quyết định cấm xuất khẩu cát và nạo cát diện rộng".
Các nhóm hoạt động môi trường cho rằng hoạt động khai thác cát tại Campuchia ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ven biển.
Singapore là nước mua hầu hết lượng cát khai thác xuất khẩu của Campuchia. Theo số liệu của Liên hiệp quốc, từ năm 2007 đến nay Singapore đã nhập khẩu 72 triệu tấn cát của Campuchia. Tuy nhiên, số liệu của chính phủ Campuchia cho thấy Singapore chỉ nhập khẩu 16 triệu tấn cát của nước này. Hãng tin Reuters viết rằng không hiểu tại sao hai con số lại chênh lệch lớn như vậy.
Mục đích nhập khẩu cát của Singapore là để mở rộng đất. Hãng tin Reuters cho biết trước đây, Singapore chủ yếu mua cát của Indonesia nhưng từ năm 2007, vì lý do môi trường, Indonesia đột ngột dừng bán cát cho Singapore. Kể từ đó, Singapore phải tìm nguồn cát mới của các nước như Myanmar, Campuchia, Trung Quốc và cả Việt Nam.
Theo BBC, kể từ khi giành độc lập vào năm 1965, Singapore đã mở rộng phần đất thêm 20%, chủ yếu dùng cát. Tuy nhiên, trong các dự án mở rộng đất gần đây, Singapore đã áp dụng kỹ thuật mới, đòi hỏi ít cát hơn.
Trước đó, cũng vì lo ngại về môi trường, Malaysia đã bắt đầu lệnh cấm xuất khẩu cát từ năm 1997.
Theo TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.