Tin tức » Tin thế giới
Campuchia: nhà báo điều tra gỗ lậu bị giết
(20:37:09 PM 12/09/2012)
Hang Serei Oudom, 44 tuổi, là phóng viên của nhật báo địa phương Vorakchun Khmer. Người vợ Em Channy cho biết Oudom mất tích từ ngày 7-9. Lần cuối cô gọi được số điện thoại di động của Oudom thì một người đàn ông lạ đã trả lời “với giọng điệu đe dọa”, sau đó dập máy.
Cảnh sát phát hiện thi thể bê bết máu của Oudom vào ngày 11-9 trong ôtô của chính nạn nhân. Chiếc xe bị bỏ lại tại một trang trại trồng điều ở tỉnh phía bắc Ratanakiri.
Cuối tháng 4-2012, nhà hoạt động môi trường nổi tiếng Chhut Vuthy đã bị một cảnh sát bắn chết do không chịu giao nộp những bức ảnh chụp lại cảnh chặt gỗ trái phép ở tỉnh Koh Kong (tây nam Campuchia).
Theo Liên Hiệp Quốc, nạn chặt phá rừng bừa bãi ở Campuchia dẫn đến tình trạng độ che phủ rừng giảm mạnh từ 73% năm 1990 xuống còn 57% trong năm 2010. |
“Đây không phải là một vụ cướp, mà là một vụ giết người” - sĩ quan cảnh sát Song Bunthanorm nói. Theo viên cảnh sát này, nhà báo Oudom đã bị nhiều đòn đánh mạnh vào đầu, có thể là búa.
Nói về Oudom, tổng biên tập Rin Ratanak của nhật báo Vorakchun Khmer cho biết: “Anh ấy chuyên viết về các tội ác phá rừng. Phần lớn các bài báo đề cập đến nạn khai thác, buôn lậu gỗ cao cấp trái phép và có liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nhân cũng như các quan chức quyền lực trong tỉnh”. Ông Ratanak khẳng định “chúng tôi không nhận được phản ứng hay khiếu nại nào sau khi bài báo được in”.
Báo Vorakchun Khmer lên án việc sát hại nhà báo Oudom là hành động “tàn ác và bất công”.
Nhiều đồng nghiệp báo giới bắt đầu lo lắng cho sự an toàn của Oudom từ sau loạt bài viết về tình trạng phá rừng và buôn lậu gỗ trong tỉnh Ratanakiri đăng tải gần đây. Một nhà hoạt động tên Pen Bonnar cho biết tỉnh Ratanakiri “là khu vực nguy hiểm” đối với phóng viên và các nhà hoạt động chống nạn phá rừng. Sở dĩ buôn lậu gỗ hoành hành là do có sự liên quan với các cá nhân quyền lực và giàu có trong tỉnh.
Trong bài báo mới nhất được đăng tải đầu tháng 9, Oudom cáo buộc con trai một chỉ huy cảnh sát sử dụng xe quân sự để buôn lậu gỗ và tống tiền những người vận chuyển gỗ hợp pháp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.