Tin tức » Tin thế giới
Biểu tượng sóng thần ở Nhật
(21:39:05 PM 28/02/2012)
Yoko Sugimoto sau thảm họa kép.
Bức ảnh, do Tadashi Okubo chụp và đăng trên báo Yomiuri Shimbun, được Reuters và các hãng thông tấn khác trên thế giới lấy lại, đã trở thành biểu tượng cho đại thảm họa động đất, sóng thần tại vùng đông bắc Nhật Bản xảy ra vào đầu tháng 3 năm 2011 khiến 20.000 thiệt mạng.
Người phụ nữ trong bức ảnh chính là Yoko Sugimoto, năm nay 29 tuổi. Bức ảnh được chụp vào lúc 7 giờ sáng ngày 13 tháng 3. Khi đó, Yoko đang nhìn về phía trường mẫu giáo nơi cậu con trai bốn tuổi của cô theo học. Gần hai ngày sau trận động đất xảy ra, cô vẫn chưa tìm thấy con trai của mình.
"Lúc đó, tôi nghĩ con tôi chỉ còn 50% cơ hội sống sót"-Yoko nhớ lại.
"Một vài người nói với tôi rằng bọn trẻ ở trường mầm non đã được cứu sống nhưng những người khác lại bảo có người đã nhìn thấy lũ trẻ bị sóng cuốn trôi."
Yoko sinh ra và lớn lên ở Ishinomaki, thành phố nổi tiếng với các cảng biển và ngành đánh bắt cá trước khi cơn sóng thần hung dữ tấn công. Khoảng 3.800 người đã thiệt mạng, con số cao nhất so với các thành phố khác.
Khi trận động đất xảy ra, Yoko đang đi giao nước, cô đã cố gắng chạy nhanh tới trường mẫu giáo nhưng đã bị ngăn lại bởi cơn sóng thần ập tới ngay sau đó. Yoko đã phải ngủ qua đêm trong ô tô của mình.
Sáng hôm sau, Yoko gặp được chồng mình. Cả hai bắt đầu lái xe đi khắp các trung tâm sơ tán để tìm con nhưng sau đó họ đã phải đi bằng xe đạp do nhiên liệu cạn kiệt. Chồng Yoko tìm thấy một chiếc thuyền và họ đã dùng nó để đi vào trường mẫu giáo, nơi đã bị ngập nước, nhưng không còn ai trong đó.
May thay, chưa tới ngày hôm sau thì vợ chồng Yoko đã được nghe thông báo con trai cô cùng những đứa trẻ khác đã được bộ đội cứu sống.
"Khi tôi nhìn thấy Raito đang đứng trong góc phòng, tôi đã khóc nức nở tới nỗi không thể nhìn thấy bất cứ thứ gì"-Yoko nói.
Cô chạy tới ôm lấy con trai và nhìn xem trên cơ thể có xây xước chỗ nào không. Thậm chí, Yoko còn dí sát mũi vào người cậu bé để chắc chắn rằng đó là con trai mình. Ôm chặt con trong vòng tay, Yoko chỉ biết thốt lên hai từ "cảm ơn".
Một năm sau
Yoko Sugimoto của một năm sau.
Gần một năm sau thảm họa kép, Yoko đứng đúng vị trí trong bức ảnh, ôm con trai và mỉm cười. Đằng sau cô, những con đường đã được sửa sang lại, xe cộ nườm nượp chạy qua.
Nụ cười của Yoko khiến nhiều người đoán rằng cuộc sống của cô đã trở lại bình thường, tuy nhiên, không phải như vậy. Mặc dù đống đổ nát đã được dọn sạch nhanh hơn cô tưởng nhưng phải mất nhiều thời gian để Yoko và gia đình cô mới ổn định được cuộc sống.
Ngôi nhà của họ xây dựng cách đây bốn năm đã bị phá hủy toàn bộ tầng hai. Hiện họ đang phải sống trong căn hộ thuê và tiếp tục phải trả số tiền 25 triệu yên (310.000 USD) mà họ vay để xây nhà trước đó. Quay về nhà cũ đồng nghĩa với việc họ phải dỡ bỏ nó và xây dựng lại từ đầu.
"Tôi đã từng rất yêu đại dương nhưng từ khi thảm họa xảy ra, tôi không ra biển lần nào nữa. Tôi muốn ở Ishinomaki, nhưng cách xa biển một chút"-Yoko nói.
Mặc dù gánh nặng tài chính đang dồn lên vai, nhưng ưu tiên của Yoko đã thay đổi. Trước đây, Yoko thường làm việc cật lực, kể cả ngày nghỉ nhưng bây giờ cô đã bỏ việc và dành nhiều thời gian cho gia đình mình hơn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.