Tin tức » Tin thế giới
Bạo loạn vì đất đai ở miền nam Trung Quốc
(08:38:57 AM 24/09/2011)
Xe cảnh sát bị đập phá . Ảnh: China Digital Times |
Vụ bạo loạn diễn ra thị xã Lục Phong có dân số 1,7 triệu người. Các nhân chứng nói, vụ việc diễn ra sau khi đất đai của họ bị thu hồi và bán cho công ty bất động sản Country Garden với giá 1 tỷ nhân dân tệ (hơn 3.200 tỷ VND). Đám đông dân chúng dùng gậy gộc, gạch đá… tấn công trụ sở của tổ chức đảng địa phương và một đồn cảnh sát.
Nhiều con đường bị phong tỏa. Một doanh nhân ở Lục Phong nói, vài nghìn người dân tham gia biểu tình bên ngoài trụ sở các cơ quan nhà nước kể từ thứ Tư. Họ đòi chính quyền trả lại đất. Chính quyền thành phố Sơn Vĩ (Lục Phong trực thuộc Sơn Vĩ) nói rằng, hơn một tá cảnh sát bị thương hôm thứ 5 và 6 xe cảnh sát bị hư hại trong vụ bạo loạn.
Chính quyền Sơn Vĩ buộc tội người biểu tình có “động cơ đen tối” và “kích động” người khác tấn công đồn cảnh sát bằng cách lan truyền tin đồn rằng cảnh sát đánh chết một em bé. Bốn người đã bị bắt vì tham gia tổ chức cuộc biểu tình, theo báo chí Sơn Vĩ.
Hồi đầu năm, tại một nhà máy ở Quảng Đông, hàng nghìn công nhân nhập cư làm loạn sau khi có tin một nữ đồng nghiệp bị ngược đãi. Họ đốt trụ sở một số cơ quan nhà nước, phá hủy xe cảnh sát và diễu hành trên đường phố.
Biểu tình và bạo loạn quy mô lớn ở Trung Quốc gần đây xuất hiện nhiều, một phần do kinh tế chuyển đổi quá nhanh, theo ông Zhou Ruijin, nguyên Phó tổng biên tập tờ Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc), nhận định. Theo ông Zhou, số vụ tăng từ 8.708 năm 1993 lên khoảng 90.000 năm 2006 và chắc chắn vượt 90.000 mấy năm tiếp theo. “Những xung đột như vậy tập trung ở lĩnh vực thu hồi đất ở nông thôn, phá dỡ nhà ở đô thị, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường”, ông Zhou nhận định.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông Wang Yang kêu gọi xây dựng mô hình phát triển Quảng Đông cân bằng hơn, nhấn mạnh sự hài hòa xã hội. Báo chí Quảng Đông nói rằng, giai đoạn 2009-2010, dân làng Wukan nhiều lần nộp đơn thỉnh cầu, khiếu nại về các tranh chấp đất đai.
Minh Long (Tiền Phong)
(theo Reuters, South China Morning Post, Southern Daily)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.