Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 20/01/2025, 04:02:49 AM (GMT+7)
Bangkok thoát đại hồng thủy
(11:35:33 AM 17/10/2011)(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)- Thủ đô Bangkok đã an toàn khi phần lớn lượng nước lũ từ phía Bắc tràn xuống đã đổ vào sông Chao Phraya và ra vịnh Thái Lan.
>> Những thiên đường mua sắm không thể bỏ qua ở Bangkok >> Đà Nẵng:Công nhân môi trường xả lén nước bẩn xuống cống thoát nước đô thị >> 15 gợi ý phải thử cho lần đầu ở Bangkok >> Hợp tác với Đức đào tạo nghề Kỹ thuật viên thoát nước và xử lý nước thải >> Top 10 thành phố hấp dẫn du khách nhất thế giới
Hiện nay, tình hình nước lũ đã có dấu hiệu giảm. Hầu hết Bangkok đều không bị ngập, chỉ những khu vực thấp ở phía Đông, nằm bên ngoài bờ bao bảo vệ, vẫn đang phải đối mặt với nước lũ. Những khu vực bị ảnh hưởng gồm các quận Klong Sam Wa, Lat Krabang, Min Buri và Nong Chok.
Phát hàng cứu trợ tại sân bay Don Mueang ở Bangkok hôm 16-10 (Ảnh: BANGKOK POST)
Bộ trưởng Nông nghiệp Theera Wongsamut nói rằng nước lụt ở các tỉnh Singburi, Angthong và Ayutthaya đã bắt đầu rút, do đó áp lực lên thủ đô cũng bớt đi.
Tuy nhiên, ông nói: “Tôi có thể khẳng định rằng mực nước cao nhất có thể đã rút xuống. Nước lụt ở Chao Phraya sẽ không cao hơn các bức tường chắn. Nhưng vào cuối tuần này, một lượng lớn nước khác có khả năng đổ về thủ đô”.
Giới chức cho biết thủ đô được bao bọc bởi một hệ thống các bức tường ngăn lụt, kênh, đê, kênh rạch dưới lòng đất. Tuy nhiên, nếu bất kỳ hàng rào nào trong số này bị hỏng, nước lụt sẽ bắt đầu tràn vào thành phố có 9 triệu dân này. Một nhà sư nói: “Mọi người tin rằng những bức tường này sẽ có tác dụng”.
Người dân lấy nước lũ để dập tắt một đám cháy ở quận KhlongLuang, tỉnh PathumThani, hôm 16-10 (Ảnh: BANGKOK POST)
Hôm 15-10, đỉnh điểm mực nước đo được ở sông Chao Phraya là 2,29 m, thấp hơn dự đoán 1 cm. Các nhà chức trách sẽ triển khai các máy bơm nước tại cửa cống Chulalongkorn ở tỉnh Pathum Thani và ở nhiều cửa cống quan trọng khác để nước lũ nhanh chóng thoát ra biển, bảo vệ Bangkok.
Mưa không ngớt đã bắt dầu trút xuống Thái Lan từ cuối tháng 7, làm ảnh hưởng tới 2/3 đất nước, nhấn chìm nhiều vùng đất nông nghiệp, nhà máy, làng mạc. Đến nay đã có gần 300 người thiệt mạng, trong khi đó hơn 200 con đường đã phải đóng cửa. Chính phủ Thái Lan cho biết thiệt hại ước tính đã lên tới 3 tỉ USD.
H.Bình/ NLĐ (Theo AP)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.