»

Thứ năm, 21/11/2024, 10:48:11 AM (GMT+7)

Ấn Độ phạt nhiều hãng đồ uống và đồ ăn nhanh vi phạm lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần

(17:44:14 PM 26/06/2018)
(Tin Môi Trường) - Hàng loạt thương hiệu đồ uống và ăn nhanh nổi tiếng như Burger King, McDonald's và Starbucks đã nằm trong số các công ty bị phạt vì vi phạm lệnh cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần tại thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ.

Ấn[-]Độ[-]phạt[-]nhiều[-]hãng[-]đồ[-]uống[-]và[-]đồ[-]ăn[-]nhanh[-]vi[-]phạm[-]lệnh[-]cấm[-]đồ[-]nhựa[-]dùng[-]một[-]lần

 

Các quy định trên, có hiệu lực từ ngày 23/6, trong đó cấm việc sử dụng các sản phẩm từ nhựa dùng một lần như túi, dao kéo, cốc, chai với kích cỡ nhất định. Các doanh nghiệp và người dân sẽ đối mặt với mức phạt từ 5.000 rupee (73 USD) cho lần vi phạm đầu tiên đến 25.000 rupee (367 USD), thậm chí là 3 tháng tù nếu tái phạm. Khoảng 250 cán bộ mặc đồng phục xanh thuộc "biệt đội chống đồ nhựa" của Mumbai đã được triển khai để kiểm tra các nhà hàng, cửa hàng trên khắp thành phố ven biển với 20 triệu dân này. 
 
Nidhi Choudhari, quan chức phụ trách thực thi lệnh cấm, cho biết chỉ riêng trong 3 ngày đầu áp dụng, cơ quan chức năng đã thu về 660.000 rupee (9.684 USD tiền phạt). Ước tính 132 cơ sở đã bị phạt, trong đó có Burger King, McDonald's và Starbucks. Một chi nhánh của Godrej Nature's Basket, siêu thị đồ cao cấp của Ấn Độ, cũng chịu cảnh tương tự. 
 
Nhà chức trách hy vọng lệnh cấm trên sẽ giúp làm sạch các bãi biển và đường phố Mumbai, vốn đang đối mặt với những núi rác thải nhựa như nhiều thành phố khác của Ấn Độ. Nhựa cũng là nguyên nhân gây tắc đường thoát nước và dẫn đến ngập lụt trong mùa mưa kéo dài 4 tháng tại thành phố này. Cơ quan chức năng đã thông báo lệnh cấm trên từ cách đây 3 tháng để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị. Lệnh cấm này được áp dụng trên toàn bang Maharashtra, trong đó có thủ phủ Mumbai. 
 
Phần lớn trong 29 bang của Ấn Độ đều có lệnh cấm đầy đủ hoặc một phần về sử dụng nhựa dùng một lần, song hiếm khi các quy định này được thực thi nghiêm túc. Tại Mumbai, hơn 8.000 doanh nghiệp đã bị kiểm tra với ít nhất 700 kg nhựa đã bị tịch thu. Các tiểu thương quan ngại rằng chiến dịch này sẽ ảnh hưởng đến kế sinh nhai của họ. Các hiệp hội bán lẻ nhấn mạnh việc khó phân biệt điều gì được phép và điều gì không khiến nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ phải đóng cửa do sợ bị phạt. Hiệp hội các nhà sản xuất túi nhựa của Ấn Độ ước tính 300.000 lao động làm việc trong ngành này sẽ bị mất việc làm. 
 
Trước đó, Liên hợp quốc cảnh báo đến giữa thế kỷ này, thế giới sẽ chìm trong 12 tỷ tấn rác thải nhựa nếu mức độ sử dụng vẫn được duy trì như hiện nay. Gần đây, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (Na-ren-đra Mô-đi) đã cam kết biến nước này thành nơi hoàn toàn không sử dụng nhựa dùng một lần vào năm 2020. Ấn Độ cũng là nơi tổ chức Ngày Môi trường Quốc tế năm nay.
TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ấn Độ phạt nhiều hãng đồ uống và đồ ăn nhanh vi phạm lệnh cấm đồ nhựa dùng một lần

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI