Tin tức » Tin thế giới
Ai Cập giải quyết tranh chấp nguồn nước sông Nile
(10:03:29 AM 05/06/2013)Người phát ngôn Phủ Tổng thống Ai Cập, Ehab Fahmi cho biết mục đích của kế hoạch trên nhằm bảo vệ lợi ích của đất nước “các Kim Tự Tháp” song không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Cairo và các nước lưu vực sông Nile.
Sông Nile chảy qua thủ đô Cairo, Ai Cập. (Nguồn: en.wikipedia.org)
Bên cạnh đó, Chính phủ Ai Cập cũng quyết định thành lập một ủy ban quốc gia với thành phần gồm các chuyên gia, các quan chức và lãnh đạo một số đảng phái nhằm soạn thảo các báo cáo chi tiết về tác động của dự án đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia tới các nước hạ nguồn.
Cùng ngày, phát biểu tại một cuộc họp báo, Bộ trưởng Nguồn nước và Tưới tiêu Ai Cập Mohamed Bahaa-Eddin cho rằng dự án nói trên của Ethiopia có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sản lượng của đập thủy điện High Dam của Ai Cập trên hồ Naser.
Theo tính toán của ông Eddin, hồ chứa này của Ai Cập sẽ bị mất 74 triệu m3 nước do Ethiopia chuyển hướng dòng chảy sông Nile Xanh - một trong hai nhánh chính của sông Nile - để xây đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia.
Bộ trưởng Nguồn nước và Tưới tiêu Ai Cập cho biết hiện Cairo vẫn chưa thông qua dự án đập thủy điện của Ethiopia và sẽ phối hợp với Sudan để sử dụng nguồn nước sông Nile trong các dự án đầu tư.
Trong những ngày qua, quan hệ giữa Ai Cập và Ethiopia đột ngột trở nên căng thẳng sau khi quốc gia vùng Sừng châu Phi này tiến hành chuyển hướng dòng chảy của sông Nile Xanh trong khuôn khổ dự án xây dựng đập thủy điện Đại phục hưng Ethiopia, có tổng vốn đầu tư lên tới 4,2 tỷ USD, với công suất 6.000 MW.
Hôm 29/5, Bộ Ngoại giao Ai Cập đã triệu Đại sứ Ethiopia tại nước này đến để bày tỏ phản ứng. Nhiều chính khách nước này chỉ trích động thái của Ethiopia là "hành động gây chiến" và kêu gọi có biện pháp đáp trả cứng rắn.
Chính quyền Cairo cho rằng Ai Cập có quyền lợi lịch sử đối với nguồn nước sông Nile. Theo một thỏa thuận ký kết với Anh năm 1929, Ai Cập có quyền phủ quyết bất kỳ dự án nào tại các nước thượng nguồn ảnh hưởng đến lưu lượng nước sông Nile chảy qua lãnh thổ nước này, song văn bản này chỉ mang tính ràng buộc đối với 3 quốc gia thượng nguồn vốn là thuộc địa của Anh gồm Tanzania, Kenya và Uganda.
Năm 1959, Ai Cập và Sudan ký một thỏa thuận cho phép Cairo khai thác 66% tổng lưu lượng nước sông Nin mỗi năm, trong khi Sudan được khai thác 22% (tỷ lệ 12% còn lại thất thoát do nước bay hơi). Tuy nhiên, các nước thượng nguồn cho rằng họ không phải là một bên tham gia ký kết thoả thuận trên và do vậy không thừa nhận tính chất hợp pháp của văn bản này. Tháng 5/2010, Ethiopia soạn thảo một thỏa thuận mới, theo đó cho phép các nước khác thuộc lưu vực sông Nile được thực hiện các dự án khai thác nguồn nước sông Nile mà không cần sự chấp thuận của Ai Cập.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.