Tin tức » Tin thế giới
Tưởng niệm kết thúc Thế chiến Thứ nhất
(23:40:02 PM 17/06/2011)
Nhiều buổi lễ diễn ra trên toàn thế giới hôm thứ Ba

Khoảng 300.000 binh sĩ thiệt mạng và hơn một triệu người bị thương trong trận chiến đẫm máu kéo dài trong tám tháng ở
Khu vực này giờ nhìn như ngày trước, không thay đổi gì nhiều, ngoại trừ cây cỏ.
Mặt đất vẫn lổm chổm những hố đạn, nơi từng thấm ướt máu của hàng trăm ngàn chiến binh.
Năm 1916 mảnh đất này oằn mình đón chịu 6 triệu viên đạn pháo, xác người trộn lẫn với bùn khắp nơi.
![]() | ![]() ![]() |
Một người lính viết trong nhật ký rằng "địa ngục chắc cũng không như thế này".
Cụ ông của ông Francis Lefoure kể lại cho cháu về trận chiến
''Tất cả bị đẩy xuống một địa ngục trần gian mà chúng ta ngày nay không thể nào hình dung được. Cái lạnh giá, cái đói, chí rận, chuột rúc vào xác người đang thối rữa.''
Phía Đức cũng có một tượng đài tưởng niệm ở
Hàng trăm binh sĩ thiệt mạng dưới làn đạn pháo kích kinh khủng, đến nỗi một người lính viết trong nhật ký ước gì cái chết đến càng sớm càng tốt.
Cha của ông Bob Lemky chứng kiến những gì sau đó: ''Cha tôi nhìn thấy xác người nằm la liệt ngoài hành lang bởi vì anh có thể có vài chục người lính bị giết cùng một lúc.''
![]() | ![]() |
Những người cựu binh tưởng nhớ thời xa xưa |
''Khi đem đi chôn người ta chỉ có thể cuộn xác trong chăn và xếp thành lớp nằm dọc theo chân tường cho đến khi lớp xác người cao lên vài thước rồi lấp đất.''
Không được quên
Một tu sĩ người Pháp đã bỏ ra 10 năm ròng rã để lượm hết những khúc xương còn sót lại sau trận chiến, và chôn xuống bên dưới một đài tưởng niệm.
Từ tượng đài sơn màu đen nằm trên một trong những điểm cao của chiến trường
Không ai có thể quên được ngọn tháp của tử thần đó. Giám đốc của tượng đài là Gerard Chavoner: ''Chúng ta không được phép quên những linh hồn đã chiến đấu và nằm xuống ở đây.''
''Nếu chúng ta quên, thế chiến lại xảy ra cho mà xem. Con người có trí nhớ ngắn lắm, không còn nhớ đến quá khứ.''
''Tượng đài này như để nhắc nhở mọi người hãy lắng nghe và cảnh giác rằng chúng ta đã phạm những sai lầm này trong quá khứ,'' ông Chavoner nói.
Tại khu vực này có một ngôi làng gọi là Fleury, hoàn toàn bị san bằng trong trận chiến và bây giờ chỉ còn những chiếc cột trắng đánh dấu cửa vào nhà của dân làng.
Đất đai trong vùng từ đó đến nay không còn trồng trọt gì được nữa vì bị ô nhiễm bởi thuốc súng.
(Theo BBC)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)