Tin tức » Tin thế giới
Thế giới mua bán không khí đạt 40 tỉ Euro mỗi năm
(23:31:31 PM 17/06/2011)
Nói chung, việc mua bán có thể diễn ra ở các mức trong nước, quốc tế và giữa các công ty.
Liên minh Châu Âu (EU) chính là nơi tiên phong cho việc thành lập thị trường buôn bán hạn ngạch khí thải đầy hấp dẫn.
Ngày 1/1/2005, EU đã chính thức thành lập thị trường buôn bán khí thải (EU ETS) là mô hình đầu tiên trên thế giới để trao đổi, buôn bán hạn ngạch khí CO2 và năm loại khí thải khác gây hiệu ứng nhà kính.
Ngay từ năm 2007, thị trường thương mại các bon toàn cầu đạt trị giá 40,4 tỷ Euro, vượt quá 80% với 2.7 tỷ tấn CO2, trong đó 60% là giao dịch (28 tỷ Euro) thông qua Tổ chức Thương mại Các bon của EU.
Các điều kiện cho thị trường các bon
Trên thị trường cácbon, việc mua bán sự phát thải khí CO2 được thực hiện thông qua tín dụng cácbon (carbon credit). Mỗi một công ty gây ô nhiễm sẽ có một hạn mức thải CO2 nhất định mà nếu muốn vượt quá hạn mức này cần phải bỏ tiền ra mua thêm hạn mức, gọi là tín dụng cácbon. Tín dụng cácbon có thể được thông qua việc đầu tư một số dự án góp phần làm giảm phát thải CO2 hoặc được mua lại từ các công ty khác.
Các hoạt động thương mại của thị trường cácbon xảy ra theo hai cách:
-Thứ nhất là trao đổi theo hạn ngạch của cap-and-trade, bởi vậy những nguồn thải ô nhiễm sẽ nhận được những hỗ trợ cũng như những thuận lợi khác cho việc cắt giảm. Hình thức mua bán hạn ngạch phát thải ở đây có thể kiểm soát được định mức phát thải của từng công ty, theo đó công ty nào cắt giảm được lượng khí phát thải có thể giao bán chỉ tiêu của mình. Lợi thế của hình thức này là mức phát thải tối đa là giới hạn được về trần nên cho phép lượng khí thải phát thải.
-Thứ hai là Thương mại cácbon thông qua những hỗ trợ từ các dự án bồi thường. Cơ chế Phát thải sạch CDM sẽ cho phép những nước công nghiệp phát triển nhận được những hỗ trợ tài chính từ các dự án giảm thiểu phát thải KNK giúp các nước đang phát triển.
Thị trường tín dụng CDM đã thực sự bùng nổ. Sự trao đổi của nó có thể giải thích cho một phần ba.
Thị trường tự nguyện và thị trường bắt buộc
Thị trường bắt buộc: Các nước công nghiệp thuộc Phụ lục I của NDT Kyoto, đã cam kết giảm lượng phát thải KNK (trung bình 5,2% dưới mức năm 1990 trong thời kỳ cam kết 2008-2012) thông qua cả 3 cơ chế Kyoto (Cơ chế phát triển sạch – CDM, Cơ chế đồng thực hiện – JI và Cơ chế buôn bán phát thải quốc tế - IET)
Cơ chế buôn bán phát thải quốc tế cho phép các bên Phụ lục I thu được các đơn vị định lượng (AAUs) từ các Bên khác thuộc Phụ lục I có khả năng giảm phát thải dễ dàng hơn. Cơ chế này mang đến cho các Bên những cơ hội chi phí hiệu quả hơn để hạn chế phát thải KNK hoặc tăng cường các bể hấp thụ KNK nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Các Bên thuộc Phụ lục I cũng có thể thu được các chứng nhận lượng giảm phát thải (CERs) từ các dự án CDM, các đơn vị giảm phát thải (ERUs) tứ các dự án JI, hoặc các đơn vị hấp thụ (RMUs) từ các hoạt động hấp thụ KNK thực hiện ở các nước khác thuộc Phụ lục I.
Thị trường tự nguyện: giữa các Bên hoặc các tổ chức, đơn vị, thông qua các dự án giảm nhẹ phát thải KNK:
Người bán thực hiện các hoạt động giảm khí nhà kính (vd: Co2, CH4, N2O)
Người bán tính toán và chuyển đổi lượng cácbon tương ứng đã giảm thải, được xác nhận bởi Bên thứ ba
Người mua tiêu thụ lượng cácbon tương ứng, để bù đắp lượng phát thải và trở nên cân bằng về phát thải các bon
Các Bên hoạt động tự nguyên nhưng bị ràng buộc bởi hợp đồng cuối cùng
Các sản phẩm của thị trường các bon tự nguyện bao gồm năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy năng…), năng lượng chuyển đổi hoặc hiệu quả sử dụng năng lượng, lâm nghiệp hoặc hút khí mêtan từ các bãi rác.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.