Tin tức » Tin thế giới
Siêu mặt trăng gây ra động đất ở Nhật?
(23:30:12 PM 17/06/2011)
Trang Pravda cho hay, ngày 19/3 Mặt trăng sẽ đi ngang qua Trái đất với khoảng cách khá gần là 356,5 nghìn kilomet. Vị trí này được gọi là điểm cận địa của Mặt trăng (moon perigee).
Trên mạng Internet tràn ngập những dự báo rằng “siêu mặt trăng” tức mặt trăng khi ở gần Trái đất nhất - sẽ gây ra nhiều thảm họa thiên nhiên như động đất, núi lửa…Liệu chúng ta sẽ trải qua một ngày tận thế thu nhỏ?
Siêu mặt trăng có thể gây ra những thảm họa tận thế?.
Cần phải thừa nhận rằng điều này có cơ sở. Trước đây vào những năm 1955, 1974, 1992 và 2005, Mặt trăng đã tiến gần Trái đất. Vào những dịp này, Trái đất đã từng rơi vào thảm họa. Ngáy Phục sinh năm 1974, cơn lốc xoáy Tracy đã tàn phá tan tành thành phố Darwin ở Australia. Tháng giêng năm 2005, những cơn sóng thần dữ dội đã cướp đi sinh mạng của gần 200.000 người Indonexia…
Một số nhà khoa học giải thích điểm cận địa của Mặt trăng liên quan đến việc Trái đất nóng lên. Nhiều quá trình sinh học trên Trái đất phụ thuốc vào chu kỳ hoạt động của Mặt trăng. Giáo sư sinh học Frank A. Braun, Trung tâm sinh học đảo Bernude, trường Đại học Đông Bắc lưu ý rằng trên đại dương xuất hiện những đàn không lồ tôm Procaris chacel và rươi phát sáng Eunice viridis viridis vào những chu kỳ nhất định của Mặt trăng. Các loài sò và cua biển hoạt động rất mạnh vào tuần trăng tròn và biến mất khi trên bầu trời không trăng.
Braun đã làm nhiều thí nghiệm trên các động vật có vú và thực vật trpng các phòng kín cách ly với bên ngoài và thấy chu kỳ trao đổi chất của tất cả các vật thí nghiệm đều được thực hiện theo lịch Mặt trăng (đúng như nhận xét đã nói trên của ông là mạnh nhất khi trăng tròn và yếu nhất khi không trăng).
Nhóm các nhà khoa học Viện Hải dương Hoàng gia Hà Lan dưới sự lãnh đạo của Hans Van Kharen đã xác dịnh được mối liên quan giữa tuần trăng và sự di cư của phù du động vật (zooplanckton), nổi lên mặt biển khi trăng tròn và chìm xuống tầng sâu 800 m khi không trăng , nơi ánh trăng không còn chiếu tới. Ông cho rằng nhiều sinh vật dường như có trong cơ thể chiếc đồng hồ sinh hoá.
Các nhà sinh học cho rằng mặc dù hiện tượng “siêu Mặt trăng” hiếm khi xảy ra nhưng còn ảnh hưởng tới nhiều năm sau. Giáo sư Nikolai Sidorenko, Giám độc Phòng thí nghiệm thuỷ văn LB Nga khẳng định sự nóng bất thường của năm qua là do sự dao động của khí quyển liên quan đến tác động của Mặt trăng. Hiện tượng này phụ thuộc vào thời gian ở cận điểm và viễn điểm của (apogee) của Mặt trăng so với Trái đất.
Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng chẳng có sự liên quan nào giữa các thiên tai với hiện tượng “siêu mặt trăng”. Ví dụ Pit Willer tại Trung tâm Thiên văn vô truyến quốc tế phủ nhận mọi sự liên quan giữa động đất, núi lửa phun trào… vời vị trí của Mặt trăng trên bầu trời.
Các đồng nghiệp người Australia của Willer là David Reneke khẳng định luôn luôn tồn tại sự tương ứng giữa thiên tai với các hiện tượng vũ trụ. Ông tuyên bố một cách hoài nghi: “Chúng ta chưa dám kết luận vì chưa có khả năng phát hiện ra sự liên quan đó mà thôi”. Người ta mới chú ý đến khi Mặt trăng ở cận điểm những lại bỏ qua dịp khi nó ở viễn điểm để so sánh cũng như chưa chú ý đến các tác động ấy kéo dài bao lâu.
Các nhà khoa học khác không chú ý đến tác động của hiện tượng “siêu Mặt trăng” ảnh hưởng như thế nào đến Trái đất mà chỉ coi đây là dịp hiếm hoi để quan sát vệ tinh thiên nhiên này của Trái đất với khoảng cách gần đến thế. Điều này sẽ cho phép hiểu rõ hơn về cấu tạo của cả Mặt trăng lẫn lớp vỏ Trái đất.
Chẳng hạn do Mặt trăng gần Trái đất hơn mà Tháng giêng vừa qua, các chuyên gia của NASA nhờ các số liệu đã thu được trên các máy đo địa chấn mà những nhà du hành Mỹ trên tàu Apollo đặt trên Mặt trăng từ năm 1971 đã xác định được là bên trong Mặt trăng có một “nhân”ằng kim loại, bán kính 241 km, bao quanh bởi lớp vỏ dạng lỏng, bán kính 330 km. Các nhà nghiên cứu cho rằng, “nhân” của Mặt trăng có cấu tạo giống như “nhân” của Trái đất. Thông tin này đã rọi ánh sáng không những vào quá trình hình thành nhân Trái đất mà còn vào sự tiến hoá của từ trường của Mặt trăng.
Tuy chẳng nói gì về Ngày tận thế, nhưng một nhà nghiên cứu lão thành của Viện Thiên văn Nga là Vlađimir Surdin vẫn tuyên bố: giữa việc Mặt trăng đang tiến vào cận điểm so với Trái đất, sẽ còn xảy ra nhiều trận động đất nữa, kể cả sau khi Mặt trang đi qua điểm này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.