»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:35:44 AM (GMT+7)

Phim tài liệu gióng chuông cảnh tỉnh về nạn khan hiếm nước

(23:40:46 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trong bộ phim tài liệu nhan đề 'Hãy khơi dòng chảy của nước', nhà làm phim Irena Salina cảnh tỉnh thế giới về vấn đề nguồn cấp nước bị phá hoại. Thông tín viên Penelope Poulou của Đài VOA có bài tường trình sau đây.

"People have taken water for granted," Gleick said
Ðội làm phim ít người với ngân sách giới hạn đi vòng quanh thế giới để ghi lại cảnh sông ngòi và hồ nước đang bị thu nhỏ lại
Trong bộ phim tài liệu nhan đề 'Hãy khơi dòng chảy của nước', nhà làm phim Irena Salina cảnh tỉnh thế giới về vấn đề nguồn cấp nước bị phá hoại. Thông tín viên Penelope Poulou của Đài VOA có bài tường trình sau đây. 

 

Bộ phim tài liệu của Irena Salina đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguồn cấp nước ngày càng bị giảm.

 

Với một đội làm phim ít người và một ngân sách giới hạn, Salina đi vòng quanh thế giới để ghi lại cảnh sông ngòi và hồ nước đang bị thu nhỏ lại.

 

Trong bộ phim kéo dài hơn một giờ đồng hồ, Salina trình bày những hình ảnh ấn tượng về những cảnh hạn hán trên diện rộng, sông ngòi bị ô nhiễm nghiêm trọng, các cộng đồng dân cư nghèo khó sống bằng những nguồn nước bị nhiễm độc.

 

Bộ phim chiếu cảnh các loại thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt cỏ nhiễm vào nguồn nước; chất thải công nghiệp đổ ra sông hồ. Các công ty đa quốc gia tư hữu hóa những nguồn chứa nước lớn.

 

Nhà làm phim Sallina nói trước đây mọi người đều được quyền sử dụng những nguồn nước này, nay chúng được khai thác để bán ra thị trường.

 

Bà Sallina nói: "Nước là một quyền cơ bản của con người. Hẳn nhiên chúng ta phải trả tiền để mua nước khi chúng ta sống tại các đô thị giàu có. Chúng ta phải bảo đảm rằng nước chúng ta dùng được làm sạch. Và tiêu chuẩn đó chắc chắn phải tốn kém tiền của và công sức. Thế nhưng trong những trường hợp khác, ở những nơi mà người ta chỉ kiếm được hai dollar một tuần, thậm chí một tháng, thì chúng ta làm gì với những người dân đó, để cho họ chết vì không có nước à?"

 

Bộ phim tài liệu kêu gọi phải hành động khẩn cấp vì nguồn nước trên hành tinh của chúng ta đang cạn kiệt rất nhanh.

 

Liệu lời báo động bộ phim có xác đáng hay không? Bà Janet Raganathan, Phó Viện trưởng phụ trách Khoa học&Nghiên cứu của Viện Tài nguyên Thế giới, một tổ chức nghiên cứu về môi trường ở thủ đô Washington (Mỹ).

 

Tình trạng đến mức cấp thiết nhất. Tác động của tình trạng khí hậu thay đổi đã bắt đầu. Các vấn đề về chất lượng nước và tình trạng khan hiếm nước đang thể hiện rất rõ.

 

Bà Raganathan nói thủ phạm chính là ngành nông nghiệp hiện đại.

 

Bà Raganathan nói: "70 phần trăm lượng nước trên toàn cầu được ngành nông nghiệp tiêu thụ. Nông nghiệp cũng là tác nhân chính gây ô nhiễm nước do việc sử dụng quá mức các loại phân bón, nitrogen phosphate mà trong thực tế cây cỏ chỉ tiêu thụ một nửa lượng hóa chất này. Nửa còn lại thấm vào các nguồn nước tạo ra những khu vực rộng lớn không còn sự sống."

 

Tuy nhiên, vẫn còn hy vọng. Bà Ranagathan và các chuyên gia đã bày tỏ ý kiến trong bộ phim tài liệu này rằng cuộc khủng hoảng nước có thể khắc phục được. Để làm việc đó, các cộng đồng cư dân địa phương phải chủ động kiểm soát nguồn nước của họ.

 

Câu chuyện nghe có vẻ lý tưởng quá, cứ như là đang nói về những thời kỳ đã qua, tuy nhiên bộ phim tài liệu của Irena Salina đưa ra một hình ảnh rất rõ ràng: đó là, muốn tiếp tục sống, con người phải tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, vì đó chính là tài nguyên cho sự tồn vong.

 

(Theo VOA)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phim tài liệu gióng chuông cảnh tỉnh về nạn khan hiếm nước

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI