Tin tức » Tin thế giới
Nông dân Trung Quốc tháo chạy vì sâu lạ
(23:35:31 PM 17/06/2011)
Sự xâm lấn của một loài sâu chưa từng được biết tới buộc 50 hộ gia đình chăn thả gia súc tại khu tự trị Tân Cương phải rời bỏ các đồng cỏ và nhà cửa. Khoảng 20.000 gia súc đang đối mặt với tình trạng thiếu thức ăn.
Một nông dân Trung Quốc chăn thả gia súc tại Usu. Ảnh: peopledaily.com.cn. |
Hàng vạn con sâu xuất hiện trên một khu vực có diện tích 3.000 mét vuông tại huyện Usu (cách thủ phủ
Zhang Xishan, quan chức phụ trách quản lý đồng cỏ của huyện Usu, cho biết sâu đã tấn công 8.000 hecta đồng cỏ, trong đó có 4.670 hecta bị phá hủy hoàn toàn.
"Chúng gặm như máy xén cỏ vậy", Zhang nhận xét.
Các chuyên gia côn trùng tại địa phương không thể xác định được những con sâu màu xanh lục dài 2 cm, có gai nhọn và nhiều sọc đen trên cơ thể thuộc loại gì. Một số con đã được gửi tới Đại học Nông nghiệp Tân Cương để nghiên cứu. Đây là nạn dịch sâu tồi tệ nhất tại Usu trong ba thập kỷ qua.
“Đồng cỏ vẫn xanh tươi vào tuần trước, nhưng giờ đây lũ sâu bò khắp nơi. Thậm chí chúng còn bò vào cả nhà tôi. Cứ mỗi giờ chúng tôi phải quét chúng ra ngoài vài lần. Tôi chưa nhìn thấy những con sâu này bao giờ”, Bixian, một nông dân phải rời bỏ nhà vì sâu, kể.
Trước kia Tân Cương từng sử dụng gà, vịt và nhiều gia cầm khác để tiêu diệt châu chấu – một trong những loài phá hoại đồng cỏ đáng sợ nhất. Tuy nhiên, gia cầm lại tỏ ra thờ ơ khi nhìn thấy sâu lạ.
Mu Chen, một quan chức địa phương, cho rằng sâu lạ có thể là ấu trùng của một loài bướm chưa được biết tới. Tình trạng mưa nhiều và thời tiết ấm áp trong mùa đông năm nay khiến số lượng của chúng bùng nổ.
Chính quyền điều động hai xe phun thuốc sâu tới huyện Usu để tiêu diệt sâu. Mỗi xe phun được 400-530 hecta mỗi ngày. Chiến dịch có thể kéo dài trong 12 ngày.
(Theo AFP, VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.