Tin tức » Tin thế giới
Nỗi hối tiếc của một cô dâu Việt
(23:46:01 PM 17/06/2011)
"Tôi đã khóc thật nhiều, tôi bị bán như bán thịt!", Phan Thu nói về những gì cô trải qua khi ở trong tay những người môi giới hôn nhân. Thu là một trong hàng trăm cô gái được đem ra cho một nhóm đàn ông Đài Loan độc thân xem mắt.
Mỗi đợt họ xem 12 cô, các cô ngồi trên ghế sofa để họ nhìn và chọn.
"Tôi không vui cũng không buồn khi được chọn", Thu, khi đó 19 tuổi, kể lại. "Đầu óc tôi trống rỗng. Tôi không hề biết ông ấy là ai, không biết tương lai tôi thế nào". Hai người đưa nhau đi ăn tối - một cuộc hẹn hò câm lặng bởi không biết tiếng của nhau. Rồi cô lấy người đàn ông đó để gia đình cô kiếm 1.000 USD. Ba đứa em gái cô về sau cũng lấy chồng ngoại.
Ngày càng nhiều đàn ông Đài Loan thấy khó kiếm vợ bản địa, và hiện cứ bốn người thì có một người lấy vợ từ các nước Đông Nam Á hoặc đại lục.
"Có một sự kỳ thị mạnh mẽ đối với nông thôn", giáo sư Hsia Hsiao-chuan thuộc đại học Shih Hsin phân tích. "Điều đó có nghĩa là nam nông dân hoặc công nhân khó mà kiếm vợ". Nhưng những người bị từ chối đó, khi tham gia các chuyến đi tìm người phối ngẫu ở nước ngoài do các hãng môi giới hôn nhân tổ chức, lại được đối xử như ông hoàng.
Các chú rể quỳ gối bên cô dâu trong một đám cưới tập thể ở Đài Loan. Ảnh: Time. |
Cũng như mọi cuộc hôn nhân, hôn nhân qua mai mối có thể là thiên đường cũng có thể là địa ngục. Các nhà tâm lý học cho rằng những ông chồng này có thể ở hai thái cực. Trong trường hợp của Thu, cô nếm cả hai. Chồng cô lúc đầu cư xử cực kỳ ngọt nào, nhưng đến khi anh ta mất việc thì quay sang lạm dụng, đánh đập cô. Thu bỏ chồng và may mắn được quyền nuôi con.
Nói về người chồng cũ, Thu bảo: "Tôi như vừa làm vợ vừa làm mẹ. Nhưng những lúc tức giận, anh ta bảo 'Tôi đã mua cô'. Sao không thể nói là anh ta cưới tôi cơ chứ?".
Giáo sư Hsia cho rằng lỗi là ở những tay môi giới. "Họ hối thúc đàn ông mua một món hàng, rồi còn dạy họ cách kiểm soát vợ". Những quảng cáo như "Vợ Việt với giá 6.000 USD", "Đảm bảo còn trinh" hay "Đền tiền nếu cô dâu bỏ trốn" giăng ngang dọc khắp nơi. Thậm chí mới đây còn có mẩu quảng cáo hứa hẹn: "Vợ Việt là nhất: xinh xắn, gọn gàng, biết nghe lời".
Nhưng với gã công nhân đường sắt Lee Shuang-chuan, những phẩm chất đó cũng chỉ đáng vứt vào sọt rác. Gã này đã cố tình cho tàu hỏa trật đường ray khi vợ có mặt trên tàu. Sau "tai nạn" đó, gã vào bệnh viên tiêm nọc độc rắn vào người vợ, rồi lĩnh 2 triệu Đài tệ tiền bảo hiểm tai nạn của vợ. Khi cảnh sát bắt đầu nghi ngờ gã giết người, Lee treo cổ lên cây tự vẫn. Người vợ Việt thứ nhất của Lee, trước đó bốn năm cũng từng chết "vì rắn cắn".
Một cô dâu người Việt khác kể rằng mỗi khi cô đi trên phố, có những người tiến đến nói với cô: "Này, cưới một cô vợ Việt tốn 8.000 USD, có biết một cô vợ Đài thì phải đắt giá đến thế nào không?!".
Tuy thế, vẫn còn có nhiều người tốt. Chính quyền Đài Loan đã mở các lớp học tiếng và văn hóa để giúp các cô dâu mới đến. Một số cô đã thích nghi tốt, có cô mở được nhà hàng bán các món ăn Việt Nam, thậm chí làm chủ vài cửa hàng.
Nhưng nhiều người vợ ngoại đến Đài Loan tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn rốt cục chìm đắm trong nỗi nhớ nhà khôn nguôi. Thu và ba người chị em gái đều hối tiếc đã lấy chồng ngoại. Một trong các em của Thu cũng đã ly hôn, sau khi chồng cô ấy ngoại tình. Thu thở dài: "Nếu gia đình có tiền, chúng tôi đã chẳng thế này. Chị em tôi thường tụ tập với nhau cho vơi nỗi nhớ quê".
(Theo Time, VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.