Tin tức » Tin thế giới
Nổ nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản
(23:30:28 PM 17/06/2011)
Người ta nghe thấy tiếng nổ và khói trắng bốc lên từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I hôm nay. Tỉnh Fukushima có hai nhà máy điện hạt nhân I và II và cả hai đều bị ảnh hưởng bởi trận động đất dữ dội hôm qua.
Một đoạn phim do Đài truyền hình Nhật Bản phát cho thấy những bức tường bao quanh một lò phản ứng của nhà máy Fukushima I tại tỉnh Fukushima sụp đổ, để lại những bộ khung thép. Nhiều đám khói bốc lên từ nhà máy.
AP dẫn lời công ty điện lực Tokyo - đơn vị chủ quản của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I - cho biết, 4 công nhân bị rạn xương và bầm dập vì vụ nổ tại lò phản ứng số 1 của nhà máy. Người dân sống quanh khu vực nhà máy được lệnh ở trong nhà. Hàng nghìn người khác được sơ tán từ sáng 12/3. Các chuyên gia cho rằng lõi của lò phản ứng có thể đã bị nóng chảy. Rò rỉ phóng xạ đã được phát hiện trong khu vực xung quanh lò phản ứng.
"Chúng tôi đang cố gắng xác định nguyên nhân vụ nổ. Người dân sống trong khu vực có bán kính 10 km quanh nhà máy nên sơ tán. Chính quyền kêu gọi mọi người hành động khẩn cấp để bảo đảm an toàn cho bản thân", AP dẫn lời Yukio Edano, người phát ngôn của chính phủ.
Một bức ảnh chụp nhà máy điện hạt nhân Fukushima từ trực thăng hôm 11/3. Ảnh: AP
Trước khi vụ nổ xảy ra, giới chức Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp đối với 5 lò phản ứng tại tỉnh Fukushima - bao gồm hai lò phản ứng của hai nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và ba lò của nhà máy Fukushima II - do hệ thống làm lạnh của chúng không hoạt động.
Đối với lò phản ứng bị nổ tại nhà máy Fukushima I, nguyên nhân khiến các hệ thống làm lạnh không hoạt động là do mất điện vì động đất và máy phát điện dự phòng hỏng. Do không được làm nguội, áp suất trong lò tăng liên tục, dẫn đến nguy cơ nóng chảy ở lõi. Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản thông báo nồng độ phóng xạ đã vọt lên gấp 1.000 lần mức bình thường trong lò phản ứng và 8 lần bên ngoài nhà máy.
Tờ nhật báo Mainichi của Nhật cho hay nhiệt độ trong phòng điều khiển của nhà máy điện hạt nhân số hai của tỉnh Fukushima vượt quá một trăm độ C.
Mark Hibbs, một chuyên gia hạt nhân quốc tế, cho biết nếu hệ thống làm lạnh không được sửa chữa trong vòng 24 giờ, phần lõi của lò phản ứng trong nhà máy có nguy cơ bị làm cho nóng chảy hoàn toàn.
Ông cho biết "viễn cảnh xấu nhất" sẽ là một "thảm họa Chernobyl" với các vụ nổ phá hủy lò phản ứng và tạo ra một đám mây phóng xạ phủ kín bầu khí quyển.
Ban đầu, chính phủ Nhật Bản khẳng định không có nguy cơ rò rỉ trong nhà máy hạt nhân và mọi thứ vẫn nằm trong tuần kiểm soát. Nhưng phát ngôn viên tại cơ quan điện lực Tokyo sau đó thừa nhận là có vấn đề.
"Áp suất đã tăng lên trong lò phản ứng và chúng tôi đang cố gắng giải quyết vấn đề này".
Sau đó cơ quan an ninh năng lượng hạt nhân Nhật Bản cũng tuyên bố sẽ mở van thông hơi để làm giảm áp suất trong lò phản ứng khi nó đã tăng gấp rưỡi mức thông thường.
Bản đồ khu vực ảnh hưởng của động đất hôm qua ở Nhật Bản. Hai nhà máy điện hạt nhân Fukushima I và II nằm trong vành đai chịu tác động nghiêm trọng. Nguồn: USGS.
Nhà máy Fukushima I (còn gọi là Fukushima Daiichi) được xây ở thị trấn Okuma, huyện Futaba, tỉnh Fukushima, Nhật Bản. Với 8 lò phản ứng, Fukushima I là một trong những nhà máy điện hạt nhân lớn nhất trên thế giới. Đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên do công ty Điện lực Tokyo xây dựng và vận hành. Mỗi năm nhà máy sản xuất được 25.806 GWh điện.
Nằm cách Fukushima I khoảng 11,5 km về phía bắc, nhà máy điện hạt nhân Fukushima II (còn gọi là Fukushima Daini) cũng thuộc quyền sở hữu của công ty điện lực Tokyo. Nó nằm trên địa bàn thị trấn Naraha và Tomioka, huyện Futaba, tỉnh Fukushima. Nhà máy này có 4 lò phản ứng hạt nhân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.