Tin tức » Tin thế giới
Những trang bìa báo gây ...tranh cãi
(23:32:26 PM 17/06/2011)
Ca sĩ thích "ngồi lê đôi mách" Beth Ditto đã nhận được vô số lời tán tụng vì sự xuất hiện gây tranh cãi trên bìa tạp chí NME tháng 6/2007. Biểu tượng cho chủ nghĩa nam nữ bình quyền Germaine Greer nói về bức ảnh: "NME quả là đã có đủ dũng cảm để đưa người phụ nữ trơ tráo nhất hành tinh lên trang bìa. Beth Ditto đã cho họ loại ảnh mà họ có thể sử dụng: gây sự chú ý nhưng chắc chắn không gợi cảm.
Bìa tạp chí vô cùng đáng nhớ của tạp chí Rolling Stone số phát hành tháng 9/1993 chụp hình ca sĩ Janet Jackson khỏa thân nửa người trên nhưng có một bàn tay vô danh ôm trọn "đôi gò bồng đảo". Đây từng được coi là một trong những bức ảnh âm nhạc vĩ đại nhất trong những năm 90.
Trang bìa gây tranh cãi trên của tạp chí The Economist năm 1994 khắc họa "Vấn đề đối với các vụ liên doanh liên kết" bằng hình chụp hai con lạc đà đang ân ái. Tờ tạp chí có trụ sở ở London đã chỉ cho đăng tải trang bìa này trong số phát hành ở Bắc Mỹ. Phản ứng đối với trang bìa khá lẫn lộn, do một số độc giả tỏ ra tức giận trong khi số khác lại cảm thấy rất hài hước.
Ảnh trang bìa tai tiếng trên của tạp chí Hustler, số phát hành tháng 6/1978 cho thấy đôi chân một phụ nữ giơ lên cao từ cối của một máy xay thịt
Tạp chí New York đã quen với việc xuất bản những trang bìa gây tranh cãi. Tuy nhiên, khi câu chuyện về sự dính líu đáng kinh ngạc của Thống đốc New York Eliot Spitzer đến một đường dây gái gọi xuất hiện trên trang bìa tạp chí như thế này, nó chắc chắn đã khiến không ít độc giả phải nhíu mày.
Annie Leibovitz chụp bức ảnh trên cho số phát hành ngày 22/1/1981 của tạp chí Rolling Stone, chỉ vài giờ trước khi huyền thoại âm nhạc John Lenon bị bắn chết bên ngoài tòa nhà chung cư anh ở tại Dakota, thành phố New York ngày 8/12/1980. Leibovitz ban đầu muốn chụp một mình Lenon nhưng nam ca sĩ này nhất quyết muốn vợ của anh cùng xuất hiện trong các bức ảnh. Trang bìa này được Hiệp hội các nhà xuất bản tạp chí Mỹ xếp vào danh sách những trang bìa ăn khách nhất trong 40 năm qua.
Trang bìa số phát hành tháng 8/1991 của tạp chí Vanity Fair đăng một bức ảnh khỏa thân được che chắn những phần nhạy cảm bằng tay của nữ diễn viên Demi Moore đang mang bầu 7 tháng vào thời điểm đó. Nhiều sạp báo đã trả lại số tạp chí có trang bìa bị miêu tả là "đáng hổ thẹn và ghê tởm" này hoặc bán chúng với lớp vỏ bọc ngoài màu nâu. Tuy nhiên, kể từ khi xuất hiện trang bìa này, nhiều ngôi sao giải trí nữ đã đua nhau chụp ảnh các giai đoạn trước khi sinh nở, dù không nhất thiết khỏa thân như đàn chị Moore. Xu hướng này đã khiến các bức ảnh bầu bí trở thành mốt và tạo ra một lĩnh vực kinh doanh phát đạt.
Tháng 11/1965, tạp chí Life đã sử dụng bức ảnh trên của Paul Schutzers. Là một trong những phóng viên ảnh xuất sắc nhất của Life, Schutzers đã ghi lại hình ảnh của một chiến sĩ Cộng sản bị quân đội Mỹ bắt giữ làm tù binh trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Các bức ảnh và tin tức như thế này đã giúp công luận Mỹ hiểu rõ sự thật phũ phàng cũng như phản đối cuộc chiến do Washington hậu thuẫn ở Việt Nam. Về sau, Schutzers đã thiệt mạng trong khi tác nghiệp về cuộc chiến 6 ngày giữa Israel và các nước láng giềng Ai Cập, Jordan và Syria.
Trang bìa trên của tạp chí The Nation là tác phẩm nghệ thuật của Brian Stauffer. Trong đó, chính khách Mỹ George W. Bush được khắc họa như Alfred E. Neuman, linh vật tưởng tượng của tạp chí Mad, gắn kèm một nút màu vàng có chữ Lo lắng. Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 7/11/2000 và khi số phát hành này của tạp chí The Nation chính thức ra mắt độc giả (ngày 13/11/2000), ứng cử viên chiến thắng vẫn còn chưa rõ. Số tạp chí này đã thảo luận về việc những điều gì sẽ xảy ra đối với nước Mỹ và thế giới nếu ông Bush trở thành thổng thống. Thực tế, ông Bush được tuyên bố đắc cử ghế lãnh đạo Nhà Trắng vào tháng sau đó.
Bìa số phát hành ngày 14/9/2001 của tạp chí Time là bức ảnh chụp hai chiếc máy bay bị không tặc đang đâm vào các tòa tháp của Trung tâm Thương mại thế giới ở New York vào ngày 11/9/2001. Số phát hành này tập trung đăng tải lời kể của các nhân chứng, thêm nhiều bức ảnh về Tòa tháp đôi sau các vụ tấn công khủng bố và sự thương tiếc tới tất cả những ai đã bỏ mạng trong bi kịch này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.