Tin tức » Tin thế giới
Những thực dân mới
(23:44:22 PM 17/06/2011)
Trung Quốc đói tài nguyên thiên nhiên đang đặt ra nhiều vấn đề đối với trong nước hơn là những vấn đề đối với bên ngoài.
Chẳng hề là thổi phồng khi nói về việc Trung Quốc đang đói hàng hóa. Trung Quốc dù chỉ chiếm 1/5 dân số toàn cầu nhưng ngốn hơn một nửa lượng thịt lợn, một nửa lượng xi-măng, và một phần ba lượng nhôm toàn thế giới tiêu thụ.
Trung Quốc chi cho nhập khẩu đậu tương và dầu lửa gấp 35 lần số tiền chi cho lượng nhập khẩu năm 1999, và chi cho nhập khẩu nguyên liệu đồng gấp 23 lần -- thực vậy, Trung Quốc ngốn hết 4/5 lượng tăng cung nguyên liệu đồng của thế giới kể từ năm 2000.
Chưa hết, Trung Quốc trở nên ngày càng đói hơn. Mặc dù lượng tiêu dùng xăng đang giảm đi ở Mỹ, giá dầu vẫn đang lập những kỷ lục mới bởi vì nhu cầu dầu lửa từ Trung Quốc và các nền kinh tế đang phát triển khác vẫn đang tăng lên. Tổ chức Năng lượng Thế giới cho rằng lượng nhập khẩu dầu lửa của Trung Quốc sẽ tăng gấp ba vào năm 2030.
Nhu cầu nguyên liệu thô ở tất cả các loại hàng của Trung Quốc tăng nhanh đến mức tạo ra sự thịnh vượng cho các nông dân, những nhà khai thác mỏ và nhà sản xuất dầu mỏ, tăng đến nỗi những cụm từ như “thị trường đầu cơ giá – bull market” hay “bùng nổ chu kỳ - cyclical expansion” hầu như không nói hết được ý nghĩa của nó.
Các ngân hàng, để mô tả hiện tượng này, đã phải đặt ra một cụm từ mới siêu chu kỳ (supercycle).
Tuy thế, không phải tất cả những nhà quan sát cho rằng cơn đói hàng hóa triền miên này của Trung Quốc là siêu. Lập luận phản bác tập trung vào chính sách đối ngoại của nước này.
Nhiều người cho rằng trong nỗ lực bảo đảm một nguồn cung nguyên liệu thô ổn định, Trung Quốc đang ve vãn những nhà lãnh đạo độc tài, tước đoạt của các nước nghèo, và làm yếu đi những nỗ lực mở rộng dân chủ và thịnh vượng của các nước Phương Tây.
Những tiếng kêu gào mạnh nhất ở Hoa Kỳ và Châu Âu cho rằng họ đang đánh mất Châu Phi và Châu Mỹ La tinh.
Lập luận này không tính tới những lợi ích mà cơn khát hàng hóa của Trung Quốc mang lại, không những chỉ cho các nước nghèo mà còn cho một số nước giàu trong đó có cả Úc. Các nền kinh tế ở Châu Phi va Châu Mỹ La tinh chưa bao giờ tăng trưởng nhanh như ngày nay.
Sự tăng trưởng ấy đến lượt nó rõ ràng sẽ đưa nhiều người thoát khỏi cảnh đói nghèo hơn là cứ dựa vào các chương trình hỗ trợ phập phù của Phương Tây.
Hơn nữa, Trung Quốc không chỉ là nước duy nhất ve vãn các chế độ độc tài. Hãy xem trường hợp quân đội Pháp rải rác khắp Châu Phi, một số gần đây chuyển vũ khí của
Sắc thái mới
Trung Quốc có khả năng - và cũng nên - sử dụng ảnh hưởng của mình để kìm chế một số nước tệ nhất trong số những nước bạn bè của mình như trường hợp của
Trung Quốc đã thôi chống lại việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc tại Dafur, và thậm chí còn gửi một số kỹ sư quân sự của mình tham gia vào hoạt động này.
Thủ tướng Trung Quốc, Ôn Gia Bảo, công khai kêu gọi cần có dân chủ ở Myanmar cho dù cách hiểu về dân chủ của Trung Quốc có khác với Phương Tây nhưng đây cũng là một bước đi mạnh bạo đối với một chính phủ luôn tuyên bố rằng không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới càng sâu sắc thì sắc thái của nó càng phản ảnh rõ vào chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Tuy thế, cơn khát tài nguyên thiên nhiên của Trung Quốc cũng đang tạo ra nhiều vấn đề. Hầu hết các vấn đề này lại nằm ở Trung Quốc chứ không phải ở bên ngoài.
Trung Quốc đang ngốn nhiều hàng hóa hơn bao giờ hết không chỉ vì nền kinh tế của họ đang tăng trưởng quá nhanh mà còn là do sự tăng trưởng của Trung Quốc tập trung ở các ngành tiêu dùng nhiều tài nguyên.
Trong vài năm gần đây có một sự chuyển dịch mạnh mẽ từ các ngành công nghiệp nhẹ sang các ngành công nghiệp nặng. Vì thế cho mỗi sản phẩm làm ra, Trung Quốc lại tiêu dùng nhiều nguyên liệu thô hơn.
Có thể điều này xem ra chỉ là một thay đổi nhỏ nhưng sự thực thì hệ lụy của nó rất kinh khủng. Điều đầu tiên, nó khuyến khích một hình thức liên kết chặt chẽ với các đối tác nước ngoài mà hiện nay đang khiến cho Trung Quốc bẽ mặt. Đáng lo ngại hơn là nó đang làm cho tình trạng ô nhiễm của Trung Quốc, vốn đã tệ, lại càng tệ hơn.
Công nghiệp nặng đòi hỏi sử dụng nhiều năng lượng. Đơn cử như sản xuất thép sử dụng 16 phần trăm năng lượng của Trung Quốc so với 10 phần trăm năng lượng sử dụng cho toàn bộ các gia đình.
Cho tới nay nguyên liệu phổ biến nhất tạo ra năng lượng là than đá. Chính vì thế càng có nhiều nhà máy thép và nhà máy hóa chất thì càng có nhiều mưa a-xít, khói bụi. Đó là chưa nói tới biến đổi khí hậu toàn cầu.
Những điều này không chỉ đơn giản gây ra sự khó chịu mà còn gây ra nhiều vấn nạn lớn cho xã hội. Mỗi năm, nhiều triệu người mắc bệnh, nhiều trăm ngàn ca chết yểu, sản lượng nông nghiệp kém đi và nhiều chuyện khác nữa.
Pan Yue, hàm Thứ trưởng một tổ chức theo dõi về môi trường của Trung Quốc tin rằng cái giá phải trả của ô nhiễm mỗi năm tương đương với khoảng 10 phần trăm GDP.
Không có lửa sao có khói
Thế nên không còn nghi ngờ gì nữa khi nạn ô nhiễm chính là nguyên nhân của biết bao nhiêu vụ phản đối và biểu tình. Chỉ riêng năm 2006 có tới 60.000 vụ, theo thống kê của chính các chính quyền địa phương.
Một số vụ được cầm đầu không do những nông dân nghèo mà chính là dân ở những thành phố lớn được tổ chức bài bản như ở Thượng Hải và Hạ Môn, một biểu hiện khiến cho những nhà lãnh đạo Trung Quốc chắc chắn phải rất lo ngại.
Và mầm mống sẽ làm bùng nổ các cuộc khủng hoảng về môi trường là rất lớn. Đó là nước ở miền Bắc của Trung Quốc đang cạn kiệt; các tảng băng là nguồn cung cho càng dòng sông ngày càng teo dần đi lại đang tan ra do biến đổi khí hậu toàn cầu.
Chính phủ Trung Quốc nhận thức rõ được các vấn đề này và đang tìm cách giải quyết. Trong kỳ họp quốc hội vào tháng này, Trung Quốc nâng tổ chức của ông Pan lên cấp bộ.
Trung Quốc tăng mức phạt gây ô nhiễm, giảm trợ cấp chính phủ đối với năng lượng và không cho các ngành công nghiệp nặng được hưởng ưu đãi thuế. Trung Quốc cũng thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng sạch hơn như là sức gió và khí thiên nhiên.
Thế nhưng cho dù đã nỗ lực rất nhiều để làm sạch không khí ở Bắc Kinh dịp Thế vận hội vào tháng 8 này, vận động viên vẫn cho rằng họ sẽ không có đủ không khí sạch để thở.
Vận động viên chạy marrathon nhanh nhất thế giới, chẳng hạn, đã lên tiếng đe dọa sẽ không tham dự vì lý do ô nhiễm môi trường.
Tất cả các kế hoạch làm xanh, sạch môi trường của Chính phủ đang bị cản trở bởi nguồn tài chính quá dồi dào giả tạo và sự nhiệt tình thái quá của các quan chức muốn hướng các nguồn tài chính này vào các ngành công nghiệp gây ô nhiễm.
Các ngân hàng của Trung Quốc, do có sự nâng đỡ của chính phủ, chi trả mức tỷ giá âm cho các khoản tiền gửi và do đó có khả năng cho các công ty nhà nước vay với lãi xuất rất thấp.
Rất nhiều trong số các công ty này hưởng lợi vì được cấp không đất và trả lợi tức nhỏ cho nhà nước đã dùng rất nhiều tiền đầu tư vào các nhà máy gây ô nhiễm.
Những người gửi tiền và những người dân nộp thuế của Trung Quốc trên thực tế đang trợ cấp cho các ngành công nghiệp mà đang từng ngày đầu độc họ. Vì phát triển, chắc chắn Trung Quốc vẫn phải tiêu dùng một lượng khổng lồ nguyên liệu thô.
Thế nhưng trước thực trạng đất nước phải chịu đựng mức độ ô nhiễm nặng nề và sự bất ổn lớn mà ô nhiễm mang lại, Trung Quốc cần phải kiềm chế cơn khát tài nguyên của mình. Một chiến lược phát triển ít lãng phí và ít ô nhiễm hơn sẽ là một chiến lược phát triển lành mạnh hơn.
Nguyễn Thành Huy (theo The Economist)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.