Tin tức » Tin thế giới
Những kỷ lục tệ hại của kinh tế thế giới năm 2008
(23:38:57 PM 17/06/2011)
Tạp chí The Economist vừa công bố giải thưởng Swimming Naked dành cho những trường hợp tồi tệ nhất trong giới kinh doanh quốc tế 2008. Đứng đầu danh sách là siêu lừa Madoff.
"Bạn sẽ chỉ phát hiện ai là người ở trần để bơi khi khi đợt sóng đã qua đi", câu nói hình ảnh của tỷ phú nổi tiếng Warren Buffett về thực lực của giới đầu tư đã ứng nghiệm trong năm 2008. Khi cơn bão tài chính nổi lên, người ta mới thấy rõ những người tay không bắt giặc, hay những mánh khóe làm ăn bất chính, mà khi thị trường suôn sẻ, người ta không nhận thấy.
Bernard Madoff. Ảnh: AFP
Tội đồ của năm: Có quá nhiều ứng cử viên cho "danh hiệu" này trong năm 2008, nhưng người thắng cuộc là Bernard Madoff, tác giả của vụ lừa đảo 50 tỷ USD. Cựu chủ tịch của sàn Nasdad là một minh chứng hùng hồn về sự khác biệt giữa khả năng quản lý yếu kém của hệ thống ngân hàng với sự lừa đảo ngoạn mục trong các vụ đổ vỡ tài chính trong năm.
Chiêu đánh bóng hình ảnh doanh nghiệp tệ nhất: Trong lúc ba tập đoàn xe hơi của Mỹ GM, Ford và Chrysler phát đi lời cầu cứu khẩn thiết tới Quốc hội, lãnh đạo của ba hãng này bay đến Washington DC bằng ba chiếc trực thăng riêng của công ty để thuyết phục các nghị sĩ. Một nhân vật cũng được nhắc đến vào dịp cuối năm là John Thain, CEO của Merrill Lynch, khi đòi được thưởng 10 triệu USD. Ông Thain vốn được ca ngợi vì đã cứu hãng này khỏi nguy cơ phá sản bằng cách thu xếp để được Bank of America mua lại, nhưng công sức của ông đã đổ sông đổ biển sau vụ đòi thưởng.
Quốc gia xui xẻo nhất năm: Trong bối cảnh thị trường tài chính tan chảy như 2008, Iceland, quốc gia băng đảo, đối mặt với nguy cơ phá sản quốc gia.
Những kẻ thất nghiệp đáng thương nhất: Không ai hơn, chính là sếp và các nhân viên của Lehman Brothers, khi họ mất việc, sau khi ngân hàng đầu tư 158 tuổi phá sản vào giữa tháng 9. Điều đáng nói là sự sụp đổ của Lehman xảy ra một phần lớn nhờ vào những quyết định đầu tư mạo hiểm của CEO Dick Fuld, cũng như phản ứng chậm của bộ máy lãnh đạo khi tình hình xấu đi.
Năng lực điều hành tệ nhất: Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson, cha đẻ của kế hoạch giải cứu tài chính 700 tỷ USD, là người giành giải. Ông Paulson bị chỉ trích vì đã thiếu chiến lược sáng suốt, và sai lầm khi không cứu Lehman khỏi nguy cơ phá sản, rồi sau đó để cho tình hình thị trường tài chính ngày một xấu.
Chữ cái của năm: là chữ "A". Kết quả đánh giá định mức tín nhiệm của các định chế tài chính trong các năm trước phần lớn là AAA - loại tốt nhất. Nhưng sức khỏe thực tế của các định chế này như thế nào thì cả thể giới đã thấy rõ.
Bà Sarah Palin. Ảnh: AP
Nhà kinh tế tệ nhất năm: Giải thưởng này thuộc về ứng cử viên phó tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ Sarah Palin. Trong một chương trình truyền hình trong thời gian tranh cử, bà Palin đã nói thế này về chiến lược kinh tế của mình: "Chúng ta sẽ phát ốm vì tình trạng kinh tế mà ta đang mắc phải. Thực tế thì các gói bảo lãnh sẽ hỗ trợ hệ thống chăm sóc sức khỏe, và từ đó giúp cải thiện nền kinh tế. Ừm, nó sẽ giúp, à tạo thêm việc làm, đưa nền kinh tế trở lại đúng quỹ đạo. Cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe, giảm thuế và tăng tiêu dùng sẽ phải đi cùng việc giảm thuế...". The Economist bình luận, phần trình bày của bà Palin giống như một màn trong chương trình hài kịch nổi tiếng Saturday Night Live.
Cụm từ viết tắt ấn tượng nhất: Năm 2008, cụm chữ được chú ý nhất là TARP, viết tắt của kế hoạch giải quyết nợ xấu của các định chế tài chính (troubled asset relief programme), mà tác giả là Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson. Có khả năng năm sau, những chữ viết tắt ấn tượng nhất sẽ là IOU - tôi mắc nợ (I owe you).
Bữa tiệc của năm: là khoản tiền 86 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ bỏ ra để cứu tập đoàn bảo hiểm AIG, trong đó những người được hưởng lợi nhiều nhất từ quyết định này là những khách hàng VIP.
Nhân vật được tưởng nhớ nhiều nhất trong năm: Danh hiệu này suýt thuộc về danh tiếng của cựu chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Alan Greenspan, sau khi ông phải điều trần trước Quốc hội Mỹ về đường lối kinh tế những năm ông điều hành FED. Tuy nhiên, cuối cùng nhân vật được tưởng nhớ nhiều nhất trong năm 2008 lại chính là tăng trưởng kinh tế, một khái niệm càng về cuối năm càng trở nên xa vời.
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.