»

Chủ nhật, 19/01/2025, 08:16:21 AM (GMT+7)

Một "tân thỏa thuận xanh" có thể cứu nền kinh tế thế giới

(23:40:11 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Các nhà kinh tế hàng đầu và các lãnh đạo Liên Hợp Quốc đang hành động để tìm ra một "tân thỏa thuận xanh" nhằm tạo ra hàng triệu việc làm, hồi sinh nền kinh tế thế giới, giảm nghèo và đẩy lùi thảm hoạ môi trường, khi các thị trường tài chính rơi vào khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ đại suy thoái toàn cầu (1929-1930).

Lg_avatar

Các nhà kinh tế hàng đầu và các lãnh đạo Liên Hợp Quốc đang hành động để tìm ra một "tân thỏa thuận xanh" nhằm tạo ra hàng triệu việc làm, hồi sinh nền kinh tế thế giới, giảm nghèo và đẩy lùi thảm hoạ môi trường, khi các thị trường tài chính rơi vào khủng hoảng sâu sắc nhất kể từ đại suy thoái toàn cầu (1929-1930).

 

Kế hoạch tham vọng - xuất phát của nó chính thức được khởi xướng ở London (Anh Quốc) tuần cuối cùng của tháng 10/2008 - kêu gọi các lãnh đạo thế giới, bao gồm tân Tổng thống Mỹ, thúc đẩy tái định hướng to lớn đầu tư thoát khỏi tình trạng đầu cơ, nguyên nhân gây bùng nổ "bong bóng tài chính và nhà đất" và tham gia vào các chương trình tạo việc làm để phục hồi các hệ thiên nhiên làm vững chắc thêm cho kinh tế thế giới.

 

Kế hoạch nhằm thuyết phục các lãnh đạo thế giới rằng, chẳng những không kiềm chế sự phát triển, hàn gắn môi trường toàn cầu sẽ là một động lực vô cùng cần thiết đằng sau sự phát triển.

 

Sáng kiến Kinh tế Xanh - sẽ được đi đầu bởi Chương Trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), có trụ sở tại đây và đang được các chính phủ ủng hộ - lấy ý tưởng từ Chính sách Kinh tế Xã hội của Roosevelt, chấm dứt khủng hoảng kinh tế những năm 1930 và giúp xây dựng nền kinh tế thế giới để đạt được sự phát triển chưa từng thấy ở giai đoạn nửa sau của thế kỷ 20.

 

Sáng kiến cũng nêu ra cơ sở khôi phục dựa trên cung cấp việc làm cho người nghèo cũng như cải cách các hoạt động tài chính sau sự sụp đổ gây ra bởi hoạt động quá mức, không điều tiết được, của thị trường tự do và hệ thống ngân hàng.

 

Sáng kiến mới hàng triệu dollar – được tài trợ bởi Chính phủ Đức, Norway, và Uỷ ban Châu Âu – đưa ra một nghiên cứu được uỷ quyền bởi các lãnh đạo thế giới tại hội nghị G8 năm 2006 về giá trị kinh tế của các hệ sinh thái.

 

Nghiên cứu cho rằng thế giới bị tác động không chỉ một mà ba khủng hoảng liên quan với nhau, cùng với các cuộc khủng hoảng nhiên liệu và lương thực đồng hành và làm tồi tệ thêm khủng hoảng tài chính.

 

Giá dầu và ngũ cốc đang tăng, báo cáo nhấn mạnh, xuất phát từ ưu tiên kinh tế lỗi thời tập trung vào khai thác ngắn hạn các nguồn tài nguyên của thế giới, không xem xét làm cách nào các nguồn này có thể được sử dụng để duy trì thịnh vượng trong dài hạn.

 

Trong suốt một phần tư thế kỷ qua, UNEP cho biết, sự phát triển của thế giới tăng gấp đôi nhưng 60 phần trăm nguồn tài nguyên mang lại thực phẩm, nước, năng lượng, và không khí sạch bị xuống cấp nghiêm trọng.

 

Achim Steiner, Giám đốc Điều hành của UNEP, nói thêm, nghiên cứu mới chỉ ra rằng mỗi năm, ví dụ, đốn chặt rừng lấy đi của thế giới trên 2,5 nghìn tỷ dollar giá trị các dịch vụ bao gồm cung cấp nước, tạo ra lượng mưa, ngăn chặn xói mòn, làm sạch không khí và giảm ấm nóng toàn cầu.

 

Bằng việc so sánh, ông chỉ ra, khủng hoảng tài chính toàn cầu cho tới nay ước tính làm thế giới tổn hại số tiền nhỏ hơn 1,5 nghìn tỉ dollar.

 

"Chúng ta đang đẩy, nếu không muốn nói là đẩy quá, các giới hạn mà hành tinh có thể chịu đựng được", ông nói. "Nếu chúng ta tiếp tục sống như bây giờ, khủng hoảng của hôm nay dường như sẽ thực sự chưa là gì so với các cuộc khủng hoảng của ngày mai".

 

Định hướng chuyển đổi và tập trung vào "phát triển xanh", ông nói, không chỉ ngăn chặn các thảm hoạ như vậy mà còn cứu vãn tài chính thế giới. Nền kinh tế mới, xanh sẽ mang lại một cơ chế phát triển mới, đặt thế giới vào con đường phát triển thịnh vượng một lần nữa. Đó là phát triển kinh tế thế giới theo một hướng bền vững và thông minh hơn.

 

"Nền kinh tế thế kỷ 20 giờ đây trong cuộc khủng hoảng đó bị chi phối bởi vốn tài chính. Nền kinh tế thế kỷ 21 sẽ phải dựa trên phát triển vốn tự nhiên của thế giới để mang lại công việc lâu dài và sự giàu có cần thiết, đặc biệt cho những người nghèo nhất trên hành tinh".

 

Ông cho ví dụ, điều này có ý nghĩa trong việc đầu tư vào bảo vệ rừng, đầm lầy và đất, hấp thụ một cách tự nhiên carbon dioxide, hơn là phá huỷ chúng rồi phát triển công nghệ đắt tiền để làm việc.

 

Ông chỉ ra rằng thị trường thế giới về hàng hoá và dịch vụ môi trường ở mức 1.3 nghìn tỷ dollar và được cho rằng sẽ tăng gấp đôi trong vòng 12 năm tới thậm chí theo chiều hướng hiện tại.

 

Ông nói thêm: "Có một cơ hội to lớn để điều chỉnh nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng về cải thiện môi trường và biến nó thành động lực của phát triển kinh tế, tạo việc làm, xoá nghèo, những vấn đề giờ đây trở nên hết sức cần thiết. Và ở một vài nơi cách này đang bắt đầu diễn ra".

 

Ông Steiner phát động sáng kiến ở London một tuần vào Thứ Tư, 22/10, với thông báo về ba dự án. Tập trung vào việc làm thế nào đầu tư vào những hệ sinh thái của thế giới, vào lĩnh vực năng lượng tái sinh và những công nghệ xanh khác sẽ khuyến khích phát triển và tạo ra việc làm, đồng thời nêu tấm gương về nơi sáng kiến được thực hiện.

 

Ông miêu tả, ví dụ, làm thế nào Mexico giờ đây đang thuê 1.5 triệu người để trồng và quản lý rừng, làm thế nào Trung Quốc tạo ra ngành năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới từ nghiên cứu chỉ trong một vài năm, và làm thế nào mà Đức vượt qua được vị trí là một kẻ chậm chạp để trở thành lãnh đạo trong lĩnh vực năng lượng tái sinh bằng cách khích lệ dân một cách thuyết phục để lắp đặt thiết bị này trong nhà họ.

 

Pavan Sukhdev, Chủ tịch Trung tâm Thị trường Toàn cầu của Deutchbank, người đang dẫn đầu sáng kiến, nói: "Hàng trăm triệu nghề nghiệp có thể được tạo ra, không có lý do gì các ngành truyền thống như thép và xe hơi không thể tạo ra nghề nghiệp. Nhưng, đây thực sự là một cơ hội kinh doanh lớn.

 

Thu Hương (theo Independent) 

......................................................................

Để xem bản gốc tiếng Anh, vào: http://www.vfej.vn/newsdetail.aspx?cate1=49&cate2=142&msgId=10014&lang=1 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Một "tân thỏa thuận xanh" có thể cứu nền kinh tế thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI