Tin tức » Tin thế giới
Lại khủng hoảng thực phẩm
(23:41:26 PM 17/06/2011)
Một nghiên cứu mới đây kêu gọi chúng ta nên nhìn nhận cuộc khủng hoảng thịt thú rừng trong mối liên hệ với vấn đề an ninh thực phẩm của một bộ phận cư dân đang sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng.
Bản nghiên cứu "Bảo tồn và khai thác tài nguyên động vật hoang dã (ĐVHD)” do Ban Thư ký Công ước Đa dạng Sinh học và Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) xuất bản, trình bày tóm tắt những hiểu biết cơ bản về vấn đề bảo tồn thiên nhiên và sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên của một số nhóm cư dân hiện vẫn sống chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên hoang dã.
Hiện nay, ở các nước có rừng nhiệt đới, hoạt động buôn bán ĐVHD đang diễn ra mạnh mẽ, thậm chí chiếm một phần không nhỏ trong GDP. Như tại các nước ở khu vực Tây và Trung Phi, ước tính mỗi năm doanh thu từ hoạt động này lên tới 42 - 205 triệu USD.
Nhiều cuộc nghiên cứu trải nghiệm đã chỉ ra rằng, tốc độ khai thác thịt thú rừng hiện nay là không bền vững và nếu còn tiếp diễn sẽ dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ở nhiều khu vực.
Nhiều loài thú lớn đang bị đe dọa, thậm chí một số loài đã tuyệt chủng cục bộ. Hội chứng “ rừng trống” đang thu hút sự quan tâm của các nhà bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu cho biết, những người dân nghèo sống phụ thuộc vào thịt thú rừng nhiều hơn so với người giàu. Bởi vậy, cần xem xét kỹ việc áp dụng lệnh cấm buôn bán thịt thú rừng có tổn hại đến nhu cầu mưu sinh của nhóm cư dân nghèo hay không.
Nghiên cứu cũng đề xuất rằng việc kiểm soát, quản lý cũng nên linh hoạt đối với từng loài, trong từng hoàn cảnh. Chẳng hạn, trước áp lực về nạn săn bắn, các loài có tốc độ sinh sản thấp, sống phụ thuộc vào môi trường nguyên sinh ít bị tác động như là loài khỉ Gorilla thì giảm nghiêm trọng.
Trái lại, các loài sinh sản nhanh có thể sống ở môi trường khảm nông nghiệp như là linh dương và loài gặm nhấm thì lại mau phục hồi hơn. Vì vậy, việc áp dụng lệnh cấm săn bắn và buôn bán thịt thú rừng nếu không tính đến các yếu tố trên sẽ khó tránh khỏi thất bại.
Đến nay, các nhà chức trách cho rằng giải pháp bền vững đối với cuộc khủng hoảng thịt thú rừng là việc thiết lập một hệ thống quản lý an toàn hơn.
Khi những người dân địa phương được đảm bảo về quyền lợi sử dụng đất đai bền vững và thói quen săn bắt, họ sẽ sẵn sàng tham gia quản lý rừng và thương lương việc săn bắt có lựa chọn.
Ngoài ra, cần công khai nguồn gốc thịt thú rừng, loại bỏ những khu vực không hợp pháp, đồng thời mỗi quốc gia cũng cần thống kê việc tiêu thụ thịt động vật hoang dã để lên kế hoạch kiểm soát phù hợp.
(Theo Thiennhien.net)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.