Tin tức » Tin thế giới
Kỳ cuối: Văn hóa – Lá chắn an toàn
(23:29:58 PM 17/06/2011)
>> Điện hạt nhân phải có văn hóa (kỳ 2)
>> Điện hạt nhân phải có văn hóa (kỳ 1)
- Thế còn thiết kế và vận hành nhà máy?
Thiết kế cuả lò đã được phê chuẩn nhưng không tuân thủ tiêu chuẩn an toàn có hiệu lực tại Liên Xô ngay lúc xây lò. Thậm chí, nó còn bao gồm một số đặc tính nguy hiểm. Thí dụ, sự bất ổn định của lò phản ứng, tình trạng ít tự động hóa các động tác bảo vệ, thiếu nhà che chắn lò có hiệu quả, và sự khắc phục nhược điểm cuả các thanh điều khiển lò phản ứng.
Lối vào gần lò phản ứng
Vận hành lò cũng có sai lầm. Chẳng hạn, trước khi bắt đầu thử nghiệm, nhân viên đã cho lò chạy ở trạng thái không bền vững (công suất thấp dưới 700 MW nhiệt và dưới 30 thanh điều khiển trong tâm lò), một trạng thái vốn không được phép trong các phương thức vận hành.
Rồi lại vi phạm về các chỉ thị an toàn liên quan đến số lượng các thanh điều khiển được phép thả rơi vào tâm lò phản ứng. Thêm nữa là việc ức chế các dập lò khẩn cấp khi có báo động mức nước thấp quá mức cho phép hay khi có báo động áp suất hơi nước trong bình phân cách đến ngưỡng nguy hiểm
Văn hoá An toàn ra đời
- Vậy bài học Văn hoá An toàn bắt đầu ra sao?
Trên phương diện quốc tế, một cuộc thảo luận bắt đầu dưới sự bảo trợ của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) từ tháng 8-1986. Cụm từ văn hoá an toàn xuất hiên lần đầu tiên năm 1987.
Sau đó Nhóm Tư vấn Quốc tế cho An toàn Hạt nhân (INSAG) công báo một số văn bản liên quan tới an toàn hạt nhân theo thứ tự, năm 1990 cho "Nguyên tắc cơ bản An toàn cho Nhà máy điện Hạt nhân", năm 1991 cho "Văn hóa An toàn", năm 1993 "An toàn của Năng lượng Hạt nhân" , và năm 1997 cho "Phòng thủ theo Chiều sâu".
- Làm việc lâu năm ở Pháp, bà thấy nước này tiếp thu kinh nghiệm Chernobyl thế nào?
TS Tô Lệ Hằng (*) : Về thiết kế, họ tìm kiếm toàn bộ các khả năng cuả tai nạn do độ phản ứng trong tất cả các loại lò. Đối với các thế hệ tiếp theo của lò PWR (ló nước áp lực) có quy định mới nhằm đảm bảo sự làm nguội một tâm lò nóng chảy và đảm bảo tính toàn vẹn dài hạn của các tòa nhà che chắn lò.
Về khảo sát kết quả các tai nạn, họ thiết lập thêm một nấc thang mức độ nghiêm trọng và sau đó được dùng để xây dựng Thang Sự kiện Hạt nhân Quốc tế (INES). Ngoài ra họ hướng các tiêu chuẩn lưạ chọn các trục trặctrục trặc tiền thân và hậu quả tiềm tàng. ảnh hưởng đến an toàn về
Sau cùng, trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng, họ lập kế hoạch phân phát iodine cho những người ở gần nhà máy. Ngoài ra họ cũng chú trọng thêm vào các Kế hoạch Khẩn cấp Nội bộ (PUI) cùng với các Kế hoạch Tác động Đặc biệt (PPI), nhất là việc hợp thức hóa chúng qua thực hành.
PUI được áp dụng bên trong các cơ sở hạt nhân và thuộc trách nhiệm của nhà khai thác. Các nhiệm vụ chính gồm điều khiển và bảo toàn cơ sở, cứu trợ người bị thương trong cơ sở, bảo vệ nhân viên trong cơ sở, và báo động và thông tin cho chính quyền.
Còn PPI được tổ chức dưới trách nhiệm của các tỉnh trưởng, bao gồm kế hoạch cứu hộ để bảo vệ dân cư và môi trường bên ngoài cơ sở.
Đặc biệt, để giảm thiểu nguy cơ che giấu, ém nhẹm thông tin, người ta tìm cách nâng cao chất lượng thông tin công cộng bằng cách tăng cường vai trò của các Uỷ ban Thông tin Địa phương (CLI) để đảm bảo tôn trọng minh bạch, có cơ chế khuyến khích công dân liên lạc với CLI.
Họ còn thành lập các nhóm công tác về việc phổ biến thông tin năng lượng hạt nhân và các nguy cơ của nó. Các điều lệ của Cơ quan An toàn Hạt nhân (ASN) và Viện Bảo vệ & An toàn Hạt nhân (IPSN) (chuyên gia kỹ thuật hỗ trợ ASN) cũng được sửa đổi để giúp các cơ quan này được độc lập hơn đối với chính phủ và quyền lợi công nghiệp khi thi hành nhiệm vụ.
Trạm kiểm soát cách lò số 4 30 km, người không phận sự miễn vào
Áp dụng Văn hóa An toàn thế nào
Lò phản ứng đầu tiên AES Obninsk-RBMK bắt đầu cấp điện ngày 27-6-1954 tại Liên Xô. Đã có 32 năm kinh nghiệm hoạt động với NMĐHN, mà thảm họa Chernobyl vẫn xảy ra vào ngày 26-4-1986.
Điều này cho thấy rõ sự cần thiết phải thường xuyên cảnh giác trong việc vận hành nhà máy điện hạt nhân. Cách khiến chúng ta luôn ở trong trạng thái cảnh giác, thức tỉnh một cách tích cực, chính là thấm nhuần văn hóa an toàn.
- Nhưng trước thảm họa Chernobyl, cũng xảy ra một tai nạn điện hạt nhân tại Mỹ khá nghiêm trọng?
Không ai bỏ qua bài học đó. Ngày 28-3-1979, các trục trặc khai thác của lò PWR số 2 (900MW điện) tại Nhà máy Đảo Ba Dặm (Three Mile Island) của Hoa Kỳ đã đưa tới sự nóng chảy của tâm lò. Có điều, nhà che chắn ở đấy đã hoàn thành phận sự của nó. Phóng xạ thải ra môi trường rất hạn chế.
Những người bị chiếu xạ nhiều nhất vẫn ít hơn 1 mSv, trong khi giới hạn bức xạ cho phép trên toàn bộ cơ thể cho công chúng là 1 mSv/năm. Tai nạn này chỉ được xếp vào bậc 5 của INES mà thôi. Trong đó, với tai nạn Chernobyl, ngay tối hôm xảy ra tai nạn, 26-4-1986, mức bức xạ ở Pripyat, cách nhà máy Chernobyl ba cây số, lên tới 10 mSv/h, gấp khoảng 100 ngàn lần tiêu chuẩn cho phép. Pripryat là thành phố mới để tiếp nhận gia đình nhân viên nhà máy với 50000 nhân khẩu.
Nếu tai nạn ở Đảo Ba Dặm làm nổi bật tầm quan trọng của các lỗi vận hành thì thảm họa Chernobyl cho thấy sự cần thiết của một nền Văn hóa An toàn. Nền văn hóa này cần được áp dụng cho mọi giới trong chu trình công nghệ hạt nhân, kể từ thiết kế, xây dựng, khai thác đến kiểm tra an toàn.
Tượng dài những đụn nấm phóng xạ
Tại Pháp, thiết kế của các lò PWR khác hẳn với Chernobyl 4. Hơn nữa, mức độ an toàn (các phương thức, điều khiển khai thác, bổ sung đường lối phòng thủ) cũng như đào tạo nhân viên và tổ chức công việc đã được hưởng kết quả bài học cuả tai nạn Đảo Ba Dặm.
Các cải tiến chủ yếu từ kinh nghiệm Chernobyl không chỉ là cải tiến chất lượng quản lý sau tai nạn để hạn chế hậu quả. Như tôi nói ở trên, Chernobyl còn khiến người ta hiểu được cái giá phải trả nếu không tăng tính minh bạch và chất lượng thông tin công cộng.
Sau Chernobyl, Pháp cũng tăng cường mạng lưới đo liên tục phóng xạ trên quy mô toàn quốc cũng như chuẩn bị các phương tiện hữu hiệu để trợ giúp nạn nhân sơ tán cùng với kế hoạch khử xạ các khu vực có diện tích lớn.
Đảo Ba Dặm đã chứng minh kết quả tính toán về hiện tượng nóng chảy tâm lò. Tai nạn này là một tổn hại kinh tế cho nhà khai thác, nhưng còn có thể chấp nhận được cho con người vì không có liều lượng hấp thụ nào vượt quá giới hạn quy định cho phép.
Còn Chernobyl đã chuyển đổi các công thức lý thuyết thải sản phẩm phân hạch và các biểu đồ phát tán trong khí quyển thành bi kịch của con người trong thời gian dài. Chernobyl đã gây ra sự phản đối điện hạt nhân của nhân dân các nước láng giềng như Đức và Thụy Điển cùng những cuộc tranh luận kịch liệt giữa các chuyên gia.
Lối thoát duy nhất để điện hạt nhân nhận được sự tin tưởng của xã hội chính là tôn trọng và củng cố nền Văn hóa An toàn, ứng xứ với điện hạt nhân một cách có văn hóa ở tất cả các khâu.
- Cám ơn bà
Từ sợi chỉ đỏ Văn hóa An toàn, còn dẫn đến việc thành lập: * Các bậc thang xếp hạng mang tên Thang Sự kiện Hạt nhân Quốc tế (INES). INES được xác định từ các bậc cảnh báo của Pháp lập ra sau thảm họa Chernobyl. Hệ thống có bẩy bậc, từ bậc 1 (tương ứng với một bất thường đơn giản mà không có hậu quả gì về an toàn) tới bậc 7 (mức lan thải phóng xạ tai hại lớn cho sức khoẻ và môi trường). * Một hệ thống báo cáo các trục trặc (IRS) cung cấp thông tin hỗ tương ở cấp độ quốc tế. * Một hiệp định quốc tế về mức độ nhiễm xạ của hàng hóa thực phẩm trong thương mại quốc tế; * Một hiệp định trong Cộng đồng Âu châu (EU) về thông tin nhanh chóng về tai nạn hạt nhân và hỗ trợ khẩn cấp trong trường hợp phóng xạ từ nước này sang nước khác. * Hội Thế giới các Nhà Khai thác Hạt nhân. Hội đã phát triển Văn hóa An toàn thành Văn hóa An toàn Tổng quát. |
(*) TS Tô Lệ Hằng, cựu nhân viên Viện Bảo vệ&An toàn Hạt nhân Pháp
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
(Tin Môi Trường) - Ngày 21/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi Trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với Liên minh Toàn cầu về Sức khỏe và Ô nhiễm (GAHP) tổ chức Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp đến biến đổi khí hậu, sức khỏe con người và đa dạng sinh học ở Việt Nam”.
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.