Tin tức » Tin thế giới
Hội nghị các nhà tài trợ Chernobyl không đạt mục tiêu
(23:30:07 PM 17/06/2011)
Ngày 10/11 tới, 2000 tập ảnh của nhóm điều tra về vụ nổ lò phản ứng số 4 tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, Ukraine ngày 26/4/1986 sẽ được các điều tra viên đưa ra. 20 năm trước, vụ nổ này đã khiến chất phóng xạ lan rộng khắp phía bắc bán cầu.
Tổng số tiền theo cam kết từ các quốc gia và các tổ chức tham gia hội nghị này vào khoảng 550 triệu EURO tương đương với 785 triệu US dollar, cùng với 29 triệu EURO tương đương với 41 triệu dollar của Ukraine.
Số tiền này đang được tìm kiếm để hoàn thành việc xây dựng một nơi tạm trú dài hạn khổng lồ để bao phủ lò phản ứng đã bị phá hủy ngày 26/4/1986, đồng thời để xây dựng một cơ sở lưu trữ chất thải từ ba lò phản ứng đã ngừng hoạt động khác.
Nhật Bản từng là một trong những nhà tài trợ hàng đầu cho quỹ này trong các năm trước với tổng tài trợ 72 triệu EURO tương đương với 103 triệu dollar trong tổng số tiền huy động được. Nhưng năm nay, sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng trước, cộng với thảm họa hạt nhân, Nhật Bản đã giữ lại số tiền đó.
Một vài nhà tài trợ chính khác như Ireland, Tây Ban Nha và Canada cũng tuyên bố không tài trợ theo cam kết với lý do khó khăn đối với nền kinh tế hoặc để chuẩn bị cho cuộc bầu cử quốc gia.
Nhưng “chắc chắn, các quốc gia dùkhông sẵn sàng tài trợ hôm nay vẫn sẽ sát cánh cùng chúng ta”, Thủ tướng Pháp Francois Fillon khẳng định. Pháp là quốc gia từng cam kết tài trợ 47 triệu EURO, tương đương với 67 triệu dollar, đồng thời cũng là nước bảo vệ mạnh mẽ nhất việc sử dụng năng lượng hạt nhân ở Châu Âu.
Tổng thống Ucraina Viktor Yanukovych đã tìm đến cả các quốc gia có trong hội nghị, kêu gọi "Chúng tôi sẽ luôn biết ơn những hỗ trợ kịp thời."
Nhóm các nước dẫn đầu về cam kết tài trợ tại hội nghị bao gồm Mỹ, hứa tài trợ 123 triệu dollar, Đức với 42,4 triệu EURO tương đương 60,5 triệu dollar và Nga là 45 triệu EURO tương đương 64 triệu dollar. Ủy ban Châu Âu (EC) cam kết tài trợ 110 triệu EURO tương đương 157 triệu dollar, Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu, tổ chức trực tiếp chỉ đạo dự án Chernobyl, hứa tài trợ 120 triệu EURO tương đương 171 triệu dollar.
Cộng đồng quốc tế sẵn sàng đổ 864 triệu EURO tương đương 1,2 tỉ dollar cho quỹ này để xây dựng kho chứa các lò phản ứng. Trong những tháng sau vụ nổ, các công nhân tại đó đã vội vã xây một cái gọi là quách tang để chặn bức xạ phun ra từ lò phản ứng nhưng, qua thời gian, bức tường đã mất dần khả năng chặn bức xạ thoát ra ngoài.
Nơi lưu trú mới sẽ trông giống như túp lều khổng lồ, được lắp ráp liền kề với tòa nhà lò phản ứng và sau đó cho trượt trên các thanh ray. Nơi lưu trú này sẽ được thiết kế với tuổi thọ 100 năm, sẽ được đưa vào thay thế vào năm 2015, khoảng thời gian mà sau đó các lò phản ứng có thể được tháo rời.
Thiết bị lưu trữ nhiên liệu đã qua sử dụng đặt riêng biệt sẽ dùng để giữ nhiên liệu thải từ các lò phản ứng khác của nhà máy vốn không được đưa vào sử dụng nữa kể từ sau vụ nổ.
Hội thảo các nhà tài trợ đã khởi động một tuần họp về vụ nổ năm 1986, làm phun mây mù chứa phóng xạ ra nhiều nước Châu Âu.
Ở Ukraine, một vùng với bán kính 30 km (19 dặm) xung quanh nhà máy, vẫn bị chặn bởi lực lượng bảo vệ và phần lớn không có người ở ngoại trừ một số công nhân bảo dưỡng luân phiên tại nhà máy và một vài trăm cư dân trở lại nhà của họ bất chấp lời cảnh báo.
Trong một cuộc họp riêng tại Kiev, một chuyên gia Liên Hiệp Quốc cho biết điều kiện sinh thái tại một số khu vực bị ảnh hưởng của bụi phóng xạ đã được cải thiện đáng kể.
“Tại hầu hết các vùng lãnh thổ, phóng xạ tồn đọng trong đất hiện nay không khác so với nhiều những nơi không xảy ra thảm họa. Trên thực tế, cuộc sống bình thường có thể trở lại những nơi này. Các rủi ro về sức khỏe nhỏ hơn rất nhiều so với những gì từng xảy ra cách đây 15 – 20 năm” ông Jerzy Osiatinski, đại diện của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.