Tin tức » Tin thế giới
Hàng trăm người chết đuối ở Địa Trung Hải
(23:36:10 PM 17/06/2011)
Hàng trăm người được cho là chết đuối khi sóng to và gió lớn lật úp các con tàu chở người nhập cư châu Phi tìm đường đến châu Âu, ở trên biển Địa Trung hải ngoài khơi Libya.
"Thảm kịch đã xảy ra ngoài khơi Libya, kéo theo hàng trăm người xuống biển", Jean-Philippe Chauzy, thuộc Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Geneva, cho biết hôm nay. Ông này dẫn nguồn tin từ các quan chức ngoại giao ở Tripoli và giới chức Libya.
Một sĩ quan thuộc lực lượng tuần duyên Italy cứu một em bé nhập cư người châu Phi sau một tai nạn chìm tàu trên Địa Trung Hải. Ảnh: AFP. |
Laurence Hart, quan chức của IOM vừa thông báo rằng một tàu bị lật chở 257 người, trong đó hơn 20 người được cứu sống. Hiện đã xác nhận thi thể của 20 người chết, hơn 200 người mất tích và e là đã chết trên biển, sau khi con tàu quá tải chở họ chìm xuống biển. Con tàu thứ hai, chở khoảng 350 người, đã được cứu kịp thời.
"Con tàu đó đã được cứu và kéo về Tripoli. Tất cả bọn họ đều sống và an toàn", Hart cho hay. "Còn trên tàu kia, tôi nghĩ có 240 người đã mất tích. Việc cứu tàu được thực hiện nhanh chóng bởi nó khi đó đang ở gần một giàn khoan. Người trên giàn kịp thời báo cho biên phòng bờ biển của Libya và họ đã cứu được những người di cư", Hart nói. "Con tàu xấu số bị lật, có lẽ cũng đang ở quanh khu vực đó".
Cả hai con tàu đều chở người di cư từ châu Phi và Trung Đông, mang quốc tịch Palestine, Tunisie, Ai Cập. Một cảnh sát Libya cho biết tai nạn lật tàu xảy ra hôm thứ sáu và trong hôm đó họ cứu được 20 người. Chiếc tàu thứ hai được cứu hôm chủ nhật.
"Chúng tôi chỉ tìm được một thi thể đang ôm chặt lấy một cái cột gỗ", viên cảnh sát không nêu tên nói.
Theo ông Hart, vị trí tàu bị lật cách một thành phố bờ biển phía bắc của Libya 30 hải lý, và cách Tripoli chừng 50 hải lý về phía tây. "Điểm này nằm trên tuyến đường mà dân di cư thường đi từ Libya sang Italy", Hart nhận xét. "Vẫn còn cơ hội mỏng manh để cứu vớt những người sống sót, nhưng số thiệt mạng chắc chắn sẽ rất cao", Hart thêm.
Người nhập cư trái phép châu Phi thường tập kết ở Libya để vượt Địa Trung Hải sang nam Âu. Đồ họa: CNN/Google Earth. |
Tuy nhiên hiện thông tin về thảm kịch này còn khác nhau. Một phát ngôn viên khác của IOM cho hay có tới ba con tàu bị chìm và số người chết và mất tích ước tính là 500. Các tàu gặp nạn có thể do điều kiện thời tiết sóng to và gió lớn. Cũng theo ông, con tàu chở 350 người được cứu là tàu thứ tư trong khu vực, và chỉ vừa ra khơi hôm qua.
Báo chí Libya cho trong số các thi thể được vớt có một người phụ nữ châu Phi, dù đã qua đời vẫn ôm chặt một đứa bé sơ sinh trong vòng tay. Trước đó, truyền hình quốc gia Ai Cập cho hay hai con tàu chở khoảng 600 người đã chìm.
Những người di cư được cho là đang tìm cách đến đảo Lampedusa của Italy, nơi có đến 37.000 người di cư đã cập bờ vào năm ngoái. Ông Chauzy cho hay nhiều người nhập cư châu Phi thường tập kết ở Libya trên đường tìm đến châu Âu.
Với đích đến là Italy, họ thường ra khơi trên những con tàu không đủ sức vượt biển và gặp kết cục buồn. Ít nhất 40 người đã chết đuối khi một con tàu bị chìm trên Địa Trung hải hồi tháng 6 năm ngoái. Chưa kể, trước khi đến được bờ biển để xuống tàu, nhiều người di cư tuyệt vọng đã phải vượt qua những nguy hiểm trên chặng đường bộ dài dặc trên sa mạc Sahara, nhiều người thậm chí chết trong hành trình trên bộ này.
Những ngả đường dẫn người di cư từ châu Phi sang châu Âu. Các điểm đến thường xuyên nhất của họ là Tây Ban Nha, Italy và Malta. (Phần màu nâu nhạt là sa mạc Sahara). Đồ họa: BBC. |
(Theo AP, CNN, BBC, VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.