»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:07:00 AM (GMT+7)

Giải mã nạn dịch châu chấu

(23:37:53 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Các nhà nghiên cứu ở hai Đại học Cambridge và Oxford đã tìm ra nguyên nhân và nguyên tắc khống chế nạn dịch châu chấu, một trong 10 hiểm họa được nhắc tới trong kinh thánh.

Các nhà nghiên cứu ở hai Đại học Cambridge và Oxford đã tìm ra nguyên nhân và nguyên tắc khống chế nạn dịch châu chấu, một trong 10 hiểm họa được nhắc tới trong kinh thánh.

Kể từ câu chuyện chúa trời trừng phạt người Ai Cập bằng nạn châu chấu phá hoại mùa màng, loài người không ngừng thắc mắc về sự hung dữ đột xuất của loài côn trùng này.

 

Châu chấu khi sống đơn lẻ vốn rất hiền lành nhưng khi đã tập hợp thành những đàn lớn thì chúng lại có sức phá hoại hết sức ghê gớm.

 

Mỗi khi tập hợp, số lượng châu chấu trong đàn đông tới hàng tỉ cá thể.

Ở châu Á và châu Phi, người ta đã thống kê, trung bình một đàn châu chấu có tới hàng tỷ con. Mỗi lần tập hợp, chúng trải dài trên diện tích rộng hàng chục dặm vuông và tàn phá tất cả những cây cỏ có mặt trên đường bay của chúng.

 

Năm 2004, để đối phó với nạn dịch, các nhà chức trách ở lục địa đen đã tốn hơn 280 triệu bảng Anh để tiêu diệt loài côn trùng gây hại. Thế nhưng nếu tính thêm sự mất mùa vì hóa chất thì con số thiệt hại còn lớn hơn nhiều lần.

 

Nạn dịch châu chấu năm 2004 ở châu Phi gây ra nhiều thiệt hại cho nông nghiệp.

Hơn 10 năm nghiên cứu về châu chấu, nhà sinh vật học thuộc ĐH Cambridge, Stephen Rogers cho biết, nạn dịch châu chấu cần xem xét dưới góc nhìn về quá trình phát triển bày đàn hung dữ từ một cá thể đơn lẻ.

 

"Sự tập hợp quá đông của từng cá thể khiến thành một bày đàn khiến loài vật này đối mặt với nạn đói. Chúng buộc phải liên tục tìm đến những đồng cỏ mới để tồn tại. Điều này khiến chúng trở nên nguy hiểm", Rogers nói.

 

Một công trình nghiên cứu chung giữa hai Đại học CambridgeOxford cho rằng, nguyên nhân nằm ở sự gia tăng chất serotonin xuất hiện trong não của châu chấu. Serotonin vẫn được biết đến như loại chất chống suy nhược và tác động tới tế bào thần kinh giao tiếp của sinh vật.

 

Trong thí nghiệm của nhóm nghiên cứu, họ đã đưa vào một loại hóa chất ức chế sự hoạt động của serotonin. Kết quả cho thấy, cách làm này đã cân bằng tâm lý cho loài châu chấu.

 

Nhà nghiên cứu Michael Anstey thuộc Đại học Oxford nói "Việc nghiên cứu đã chỉ ra cách chế ngự được những chuyển biến tâm lý của loài côn trùng gây hại. Dường như câu hỏi làm bối rối các nhà khoa học suốt 90 năm qua đã có câu trả lời".

 

Anstey tin tưởng, tuy công trình nghiên cứu không đưa ra giải pháp cụ thể nhưng chỉ ra nguyên tắc mới an toàn và hiệu quả trong việc ngăn chặn tác hại của nạn dịch châu chấu.Xuân Kiên

 

(Theo Daily Mail, Đất Việt)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải mã nạn dịch châu chấu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI