Tin tức » Tin thế giới
Động đất ở Nhật Bản dịch chuyển cả trục Trái Đất
(23:30:22 PM 17/06/2011)
Báo cáo của Viện Địa vật lý và Nghiên cứu núi lửa Quốc gia tại Italy ước đoán trận động đất 8,9 độ Richter đã nâng hành tinh của chúng ta khoảng 10cm trên trục của nó.
Trận động đất này, đánh vào bờ biển phía đông Nhật Bản, đã giết hại hàng trăm người vào tạo nên những bức tường nước cao tới 10m quét phăng ruộng đồng, nhấn chìm nhiều thị trấn, lôi tuột nhiều ngôi nhà ra giữa đường cao tốc, và tung xe hơi cùng tàu thuyền lên không trung như những món đồ chơi.
Một số đợt sóng vào sâu trong đất liền ở tỉnh Miyagi tới 10km.
Đây là trận động đất mạnh nhất tại xứ Phù Tang trong lịch sử khoảng 140 năm qua, và sóng thần mà nó tạo ra đã tràn qua cả Thái Bình Dương, dẫn đến những cảnh báo sóng thần tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tới tận những nước xa xôi như Canada, Mỹ và Chile. Chỉ trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra động đất đã có 160 dư chấn, trong đó có đến 141 dư chấn mạnh từ 5 độ Richter trở lên.
Theo Shengzao Chen, một nhà địa vật lý thuộc cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGC), trận động đất xảy ra khi vỏ Trái đất bị nứt dọc một khu vực dài tới 400km và rộng 160km, khiến các địa tầng kiến tạo bị trượt tới hơn 18m.
Nhật Bản nằm dọc "vành đai lửa," một khu vực có nhiều hoạt động núi lửa và động đất kéo dài từ New Zealand ở Nam Thái Bình Dương lên đến tận Nhật Bản, chạy tới Alaska và rồi vòng xuống các bờ biển phía tây của Bắc và Nam Mỹ. Theo ông Jim Gaherty thuộc trung tâm quan sát trái đất LaMont-Doherty của Đại học Columbia thì trận động đất này mạnh gấp "hàng trăm lần" so với trận động đất năm 2010 làm hơn 230.000 người chết ở Haiti.
Trận động đất ở Nhật Bản vừa qua có sức mạnh tương đương với trận động đất năm 2004 ở Indonesia đã gây nên sóng thần làm chết hơn 200.000 người thuộc hơn 10 quốc gia quanh Ấn Độ Dương.
Trận động đất ở Nhật xảy ra chỉ vài tuần sau trận động đất 6,3 độ Richter đánh vào Christchurch ngày 22/2, lật nhào những tòa nhà cổ và làm 150 người chết. Thời gian xảy ra 2 trận động đất làm dấy lên những câu hỏi về việc hai vụ này có liên quan tới nhau hay không, nhưng các chuyên gia cho rằng khoảng cách giữa hai địa điểm quá xa như vậy thì điều đó không thể xảy ra.
Mặt Trăng và Mặt Trời gây ra động đất Nhật Bản?
Trong cuộc phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga, Phó Giám đốc Viện địa lý thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga, nhà khoa học Arkady Tishkov cho rằng trận động đất tàn phá nhất trong lịch sử Nhật Bản cường độ 8,9 độ Richter ngày 11/3 có thể do vị trí của Mặt Trăng và các quá trình hoạt tính của Mặt Trời gây ra.
Ông Tishkov nói: “Có một lý thuyết cho rằng các chu kỳ hoạt động địa chấn của Trái Đất liên quan trực tiếp với hoạt tính của Mặt Trời. Mặt Trời tuôn ra các luồng proton ảnh hưởng đến hoạt động của Trái Đất.
Vấn đề thứ hai là hiện Mặt Trăng đang ở giai đoạn gần Trái Đất nhất. Điều này gây ảnh hưởng đối với Mặt Trời và có thể ảnh hưởng đến chế độ hoạt động của hải lưu. Và như vậy, Thái Bình Dương thay đổi chế độ mặc định của thủy triều, có thể ảnh hưởng đến chuỗi núi lửa, được gọi 'vành đai lửa' của Thái Bình Dương."
Theo nhà khoa học này, Mặt Trăng hiện nằm ở vị trí cách Trái Đất khoảng 350.000km. Đây là thời điểm quỹ đạo Mặt Trăng gần nhất trong thập kỷ qua. Đương nhiên, Mặt Trăng đang ở gần như vậy nhất định sẽ tác động mạnh lên thạch quyển của Trái Đất.
Còn Mặt Trời đang ở giai đoạn hoạt tính cao nhất trong vòng mấy năm qua và vừa qua có đợt phun trào mới gây ra cơn bão từ rất mạnh mà tất cả các cư dân của Trái Đất đều nhận thấy.
Ông Tishkov nói tiếp: “Mối quan hệ giữa các hiện tượng như vậy có thể không luôn nhất quán, nhưng vẫn tồn tại, được ghi nhận, và thường xuyên thể hiện. Chu kỳ địa chấn và hoạt tính của Mặt Trời có thể trùng với nhau, và trong tương lai gần, khoảng những năm 2011-2015 sẽ là chu kỳ núi lửa hoạt động cao nhất và địa chấn lớn nhất”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.