Tin tức » Tin thế giới
Động đất làm ít nhất 400 người chết ở Trung Quốc
(23:32:35 PM 17/06/2011)
Nhà cửa đổ sập trong động đất, người dân phải ở ngoài trời trong cái rét gần 0 độ C - Ảnh: Tân Hoa xã
Nhà cửa đổ sập trong động đất - Ảnh: Tân Hoa xã
Nhà cửa sụp đổ ở trấn Kết cổ, Ngọc Thụ sáng 14-4 - Ảnh: Tân Hoa xã
Thảm họa
Trung tâm quan sát động đất Trung Quốc cho hay trận đầu tiên có sức mạnh 4,9 richter làm rung chuyển lòng đất tới độ sâu 6km. Đến 07h49 giờ địa phương, trận thứ hai xảy ra với cường độ lớn tới 7,1 richter làm rung động đến độ sâu 33km. Sau đó đã xảy ra ít nhất ba cơn dư chấn có cường độ từ 4,7 độ richter -6,3 độ richter.
Theo Tân Hoa xã, tâm chấn cách thị trấn Kết Cổ của dân tộc Tạng hơn 30 km và cách mặt đất 33 km.
Chính quyền địa phương cho biết, số người chết sẽ còn tăng cao bởi hơn 90% nhà cửa và các công trình trong khu vực gần tâm chấn đã sập hoàn toàn do kết cấu xây dựng chủ yếu bằng gỗ và đất. Một số tòa nhà cao tầng bị bị rạn nứt chưa biết sập lúc nào.
Trụ sở đài khí tượng thủy văn rạn nứt do trận động đất 7,1 độ richter - Ảnh:weathrt.com.cn
Đài truyền hình địa phương cho biết vẫn còn nhiều người bị chôn vùi dưới những đống đổ nát. Quân đội đã có mặt ở khu vực động đất, tuy nhiên công tác cứu hộ đang gặp nhiều khó khăn do đường sá bị cắt đứt nghiêm trọng.
“Chúng tôi ước đoán nhiều người bị thương và có thể chết vì động đất xảy ra lúc sáng sớm vì phần lớn người dân còn đang ngủ. Chúng tôi không biết trận nhỏ 4,7 richter có làm người dân tỉnh giấc hay không” - Sun Shihong, chuyên gia của cơ quan quan sát động đất tại Bắc Kinh, nói.
“Có nhiều người bị thương ở đầu, họ đang rất hoảng loạn”, Zhuohuaxia, một viên chức ở Yushu cho hay. “Nhiều học sinh của một trường dạy nghề đang bị chôn vùi”.
Đài truyền hình CCTV chiếu cảnh nhiều nhà cửa, trường học, công sở và các công trình chùa chiền đã bị phá hủy nghiêm trọng, có nới bị sập hoàn toàn. Trước đây huyện Ngọc Thụ là nơi thường xuyên xảy ra động đất, nhưng thường thiệt hại rất ít.
"Tôi nhìn thấy người bị thương khắp nơi, vấn đề lớn nhất của chúng tôi là thiếu lều, dụng cụ y tế, thuốc men và đội ngũ y bác sĩ để cứu chữa bệnh nhân”, Trác Hoa Hạ, người phát ngôn của huyện Ngọc Thụ cho biết.
Chính quyền địa phương đang quan ngại những người sống sót ở các vùng hẻo lánh sẽ chết rét do nhà cửa của họ đã bị sập hoàn toàn mà công tác cứu hộ chưa được triển khai kịp thời do giao thông liên lạc bị đứt đoạn.
Nhà cửa đổ sập trong động đất - Ảnh: Tân Hoa xã
Trong cùng ngày, ở Đài Loan cũng xảy ra 9 trận động đất với cường độ từ 3,6 đến 5,1 độ ricter. Giới chuyên gia phân tích trận động đất ở Ngọc Thụ và Đài Loan cho thấy thế giới đang bước vào mùa cao điểm của hiện tượng động đất. Tính từ ngày 15-7-2009 đến nay, trên thế giới đã có tổng cộng 24 trận động đất mạnh từ 7 độ richter trở lên.
Cứu trợ khẩn cấp
Lo ngại thời tiết lạnh giá xuống gần 0 độ, chính phủ nước này đã gửi 5.000 lều bạt, 50.000 áo khoác và 50.000 chăn bông cho người dân đang trong cảnh màn trời chiếu đất.
Máy bay cứu trợ của lực lượng không quân Trung Quốc - Ảnh: Xinhua
Cùng lúc, Hội chữ thập đỏ Trung Quốc cũng hỗ trợ 500 lều bạt, 1.000 áo bông, 1.000 chăn bông cùng 15.000 USD.
Đến giờ đã có 700 binh sĩ được cử đến làm nhiệm vụ dọn dẹp các đống đổ nát và đưa những người bị vùi lấp ra ngoài. Shi Huajie, một sĩ quan quân đội, cho hay họ phải đào bới bằng tay vì không có những thiết bị lớn.
Một người dân đi trong đống đổ nát - Ảnh: Reuters
“Chúng tôi đang dựng lều và đưa bình oxy đến cấp cứu cho những người bị thương”, Wu Yong, chỉ huy quân đội ở Yushu, nói. “Đường sá ra sân bay bị vùi lấp khiến công tác cứu hộ rất khó khăn, chưa kể dư chấn và gió lớn đang cản bước chúng tôi”.
Lực lượng không quân Trung Quốc vừa điều ba máy bay để chở nhân viên và đồ dùng cứu trợ đến Yushu. Hai chiếc Il-76 xuất phát từ Bắc Kinh, còn một chiếc khác chở 100 nhân viên vốn là đội cứu hộ mỏ than đang ở Thành Đô - thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. 1.500 binh sĩ và 1.000 lính nhảy dù chuẩn bị đi cứu trợ ở các vùng thiệt hại.
Quân đội đã được triển khai để tìm kiếm người chôn vùi trong các đống đổ nát - Ảnh: CCTV
Người dân may mắn thoát chết chạy ra vùng đất trống - Ảnh: Xinhua
Chính quyền tỉnh Thanh Hải cho hay hơn 5.000 nhân viên cứu trợ vừa tỏa ra các khu vực bị nạn để làm nhiệm vụ, trong đó có quân đội và nhân viên y tế. Lực lượng ứng cứu của các tỉnh lân cận Cam Túc và Thiểm Tây cũng sẵn sàng lên đường.
“Mục tiêu đầu tiên của chúng tôi là cứu các học sinh sinh viên bởi trường học là nơi tập trung nhiều người”, Kang Zifu, một binh sĩ trong đoàn cứu trợ, cho biết.
“Các tòa nhà trong trường đều bị sập và tôi biết năm học sinh đã chết”, một giáo viên họ Chang nói. Trường tiểu học Yushu nơi ông dạy có đến 1.000 học sinh. Khi trận động đất xảy ra, buổi học sáng chưa bắt đầu. Một số học sinh chạy ra khỏi phòng thì thoát chết nhưng một số bị chôn vùi trong đống gạch vữa.
Tỉnh Thanh Hải có tổng dân số 5 triệu người nằm ở độ cao 3.000m so với mực nước biển và là nơi khởi nguồn của các con sông nổi tiếng như Dương Tử, Mekong và Hoàng Hà. Nhờ vào nông nghiệp, thủy điện, dầu và khí đốt, nên GDP của tỉnh lên đến 3,2 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người là 639 USD/người. Tại tỉnh có 55 dân tộc sinh sống trong đó có người Tây Tạng và Mông Cổ.
Đội cứu hộ đang cố gắng hô hấp nhân tạo cho một nạn nhân - Ảnh CCTV
Mùa cao điểm
Giới chuyên gia phân tích trận động đất ở Ngọc Thụ và Đài Loan cho thấy thế giới đang bước vào mùa cao điểm của hiện tượng động đất. Tính từ ngày 15-7-2009 đến nay, trên thế giới đã có tổng cộng 24 trận động đất mạnh từ 7 độ richter trở lên
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.