»

Chủ nhật, 19/01/2025, 02:22:28 AM (GMT+7)

Dân số tăng làm giảm mức sống hàng triệu người

(23:37:26 PM 17/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Các nguồn tài nguyên cung cấp cho con người giảm cùng với tăng trưởng dân số đang đe doạ, làm giảm mức sống của hàng triệu người xuống dưới mức tồn tại, dẫn tới những căng thẳng xã hội khó kiểm soát có thể xảy ra, Chủ tịch Viện Chính sách Trái đất nói trong một thông cáo gần đây.

Các nguồn tài nguyên cung cấp cho con người giảm cùng với tăng trưởng dân số đang đe doạ, làm giảm mức sống của hàng triệu người xuống dưới mức tồn tại, dẫn tới những căng thẳng xã hội khó kiểm soát có thể xảy ra, Chủ tịch Viện Chính sách Trái đất nói trong một thông cáo gần đây.

 

“Khi đất và nước trở nên khan hiếm, sự cạnh tranh về các nguồn tài nguyên tất yếu tăng trong xã hội, đặc biệt giữa người giàu và người nghèo và không có quyền”, Lester R. Brown, Chủ tịch Viện Chính sách Trái đất, nói.

 

Quyền sử dụng đất là một  trong những căng thẳng xã hội chủ yếu. Tăng dân số thế giới đã làm giảm một nửa đất trồng trọt trên đầu người từ 0,23 hectare năm 1950 đến 0,10 hectare năm 2007.

 

Đất trồng trọt giảm gây khó khăn cho nông dân trên thế giới để cung cấp lương lực cho  70 triệu người được thêm vào dân số thế giới mỗi năm.

 

Việc đất trồng trọt giảm không chỉ đe doạ sinh kết, ở những xã hội đông dân, mà còn đe doạ đến sự tồn tại của dân. Những căng thẳng ở các cộng đồng bắt đầu tăng khi đất sở hữu giảm duới mức cần để tồn tại.

 

Vùng Sahelian ở Châu Phi - một trong những vùng có dân số phát triển nhanh nhất thế giới - là một khu vực mở rộng xung đột. Ở Sudan hỗn loạn, hai triệu người chết và trên bốn triệu người phải di dời trong cuộc xung đột kéo dài hơn 20 năm giữa người đạo hồi ở miền Bắc và người cơ đốc giáo ở miền nam.

 

Cuộc xung đột gần đây hơn xảy ra ở Darfur phía tây Sudan bắt đầu năm 2003 phản ánh những căng thẳng đang tăng giữa hai nhóm hồi giáo – các bầy lạc đà và các nông dân tồn tại.

 

Quân đội chính phủ đang ủng hộ lực lượng dân quân  Ả Rập, những người tham gia vào vụ tàn sát hang loạt người Sudan trong nỗ lực đuổi họ ra khỏi đất của họ, gửi họ vào các trại tị nạn ở nước hang xóm Chad.

 

Ít nhất 200.000 người bị giết chết trong cuộc xung đột và 250.000 người khác bị chết vì đói và bệnh tật trong các trại tị nạn.

 

Câu chuyện của Darfur cũng xảy ra ở Sahel, vùng nửa khô hạn gồm đồng cỏ và đất khô cằn trải dài qua Châu Phi từ Senegal ở phía tây tới Somalia ở phía đông.

 

Ở miền bắc Sahel, đồng cỏ đang chuyển thành sa mạc, buộc lạc đà di chuyển về phía nam tới các khu vưc làm nông trại. Lượng mưa giảm và chăn thả quá mức các đàn gia súc đang kết hợp phá huỷ các đồng cở, tạo nên mầm mống cho xung đột.

 

Rwanda là một nghiên cứu trường hợp cổ điển trong việc xác định áp lực tăng dân số có thể chuyển thành căng thẳng chính trị, xung đội và thảm kịch xã hội ra sao.

 

Năm 1950, dân số của Rwanda là 2,4 triệu. Tới 1993, dân số lên gấp ba tới 7,5 triệu người, trở thành đất nước đông dân nhất Châu Phi.

 

Khi dân số tăng, nhu cầu có củi đốt cũng tăng. Tới năm 1991, nhu cầu về củi tăng gấp đôi số lượng rừng có thể cung cấp bền vững. Khi cây cối biến mất , rơm và những phần còn lại của cây được sử dụng để đốt. Chất hữu cơ trong đất ít đi, độ phì nhiêu trong đất giảm.

 

Khi độ màu mỡ của đất mất đi cũng có nghĩa là sự phụ thuộc vào đất của con người vào đất cũng giảm. Cuối cùng, không có đủ lượng thực. Sự tuyệt vọng lặng lẽ tăng lên.

 

Mồi lửa châm ngòi cho cuộc chiến bắt đầu từ vụ nổ máy băy vào 6/4/1994. Máy bay bị bắn rơi khi đáp xuống thủ đô Kigali, giết chết Tổng thống Juvenal Habyarimana.

 

Vụ nổ gây ra một cuộc tấn công do người Hutus tổ chức, khiến khoảng 800.000 người thiệt mạng gồm người Tutsis và người Hutus ôn hoà trong vòng 100 ngày. Nhiều nước Châu Phi khác đang có dân số tăng nhanh như Rwanda.

 

Thu Hương (theo earthpolicy.org)

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dân số tăng làm giảm mức sống hàng triệu người

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI