Tin tức » Tin thế giới
Cộng đồng Amazon có quyền sống riêng biệt
(23:43:22 PM 17/06/2011)
Kèm theo phương thức tiếp cận là một loạt yêu cầu về phá hủy kết cấu và nhu cầu con người. Tôi đã chuyển từ phương thức tiếp cận sang bảo vệ quyền được sống riêng biệt của những cư dân vùng Amazon. Đó là cách tốt nhất để bảo tồn cộng đồng này…
Cây bút người Argentina, chị Elina Malamud, tác giả của bài: “Người ẩn náu trong rừng - quyền được sống ở vùng Amazon” (*) phản ánh thật sâu sắc thực trạng khiến rất nhiều người định cư ở rừng tình nguyện lựa chọn lối sống riêng biệt. Tác giả trích dẫn nguyên văn câu nói của Sydney Possuelo, người đi đầu trong phong trào đấu tranh bảo vệ quyền được tiếp tục duy trì lối sống của dân bản xứ: “Chúng tôi không nhượng bộ, nếu không, sẽ chẳng có người nào được sống theo lối riêng. Nhưng với những gì đã làm, chúng tôi hướng họ tìm đến mình để được bảo vệ. Lối sống riêng biệt của họ không phải là tự nguyện, mà là nhờ nỗ lực định hướng của chúng tôi”.
Người Tây Ban Nha trước đây chiếm vùng Amazon để khai thác vàng, cao su, dầu mỏ và những cây gỗ quý. Những tay đầu cơ, thương nghiệp tham lam vơ vét, chiếm đoạt rồi để lại di chứng của bệnh tật, chết chóc, phá vỡ tính thống nhất của cộng đồng dân định cư vùng Amazon. Giờ đây, khi nhiều dự án phát triển (như dự án xây dựng đường cao tốc xuyên Amazon, đập thuỷ điện), cùng với quá trình phát triển mở rộng ngành công nông nghiệp, cộng đồng dân cư vùng Amazon một lần nữa lại gánh chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng huỷ hoại tính thống nhất về văn hoá, về tự nhiên trong vùng.
Là người đầu tiên trực tiếp thấy rõ biểu hiện của sự “thống nhất” như thế nào, Possuelo nói với chúng tôi: “Tiếp cận kèm theo nó là một loạt yêu cầu về phá huỷ kết cầu và nhu cầu con người- cũng giống như, nếu anh cho họ quần áo, anh phải cho họ cả xà phòng để giặt; thêm nữa là tình trạng thiếu sự quản lý, nghiện ngập, mại dâm, phá phách. Những điều tệ hại đó chúng ta phải đối phó hàng ngày và còn có phương thức để đối phó. Còn người Ấn Độ định cư giữa rừng sâu thì làm gì có cách nào để miến dịch với những đại dịch đó. Họ chỉ có con đường chết, bị chính anh em, người thân mình bỏ rơi, cô đơn, không phương cứu chữa”. “Bắt đầu từ năm 1987, tôi bắt đầu chuyển phương thức từ tiếp cận sang bảo vệ quyền được sống riêng biệt của họ. Đó là cách tốt nhất để bảo tồn cộng đồng này”
Cộng đồng dân định cư vùng Amazon sống tự cung tự cấp, và cho đến tận bây giờ lối sống đó vẫn không có gì thay đổi, nên rừng chính là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào của họ. Săn bắn, đánh bắt, hái quả, lấy gỗ cùng với phương thức sản xuất đốt nương trồng rẫy, cộng thêm nguồn động thực vật dồi dào vốn là nguồn thực phẩm tái sinh vô hạn, hình thành nét văn hoá cộng đồng dân định cư vùng Amazon.
Liên Hiệp Quốc đã công nhận quyền sống riêng biệt của các cộng đồng dân định cư và rõ ràng cộng đồng dân định cư vùng Amazon có quyền đó. Elina Malamud cũng khẳng định thêm, họ “có quyền được các nước thừa nhận về chế độ chính trị, về luật pháp, quyền sở hữu tập thể đất đai, nguồn lực, gen di truyền, và văn hoá”
Trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải thừa nhận và bảo vệ các quyền đó của họ, đồng thời phải ngăn chặn thực trạng diệt chủng, huỷ diệt người và rừng.
Thu Trang (Theo Warm Rainforest Movement)
(*) Viết bằng tiếng Tây Ban Nha, Elina Malamud, ngày mùng 5 tháng 2 năm 2008. http://www.ecoportal.net/content/view/full/75895
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.