Tin tức » Tin thế giới
Có thể đoán động đất nhờ không khí
(23:29:48 PM 17/06/2011)
Dimitar Ouzounov, một giáo sư bộ môn Khoa học trái đất của Đại học Chapman tại bang California, Mỹ cùng các đồng nghiệp phân tích dữ liệu vệ tinh về không khí trong vùng chịu ảnh hưởng của trận động đất lịch sử tại Nhật Bản hôm 11/3. Họ nhận thấy mật độ điện tử (electron) trong tầng điện ly và bức xạ hồng ngoại tăng lên trong những ngày trước khi động đất xảy ra, Livescience cho biết.
Trước khi địa chấn xuất hiện, đường phay (hay đường đứt gãy) giải phóng nhiều khí radon hơn so với lúc bình thường. Quá trình này giải phóng nhiệt và các nhà khoa học có thể phát hiện lượng nhiệt đó bằng máy dò bức xạ hồng ngoại.
Người dân bước trên một đường ngập nước vì động đất hồi tháng 3 tại thành phố Ishinomaki, tỉnh Miyagi. Ảnh: AP.
Ouzounov cho biết, nhóm nghiên cứu đã thu thập dữ liệu liên quan tới hơn 100 trận động đất tại châu Á. Họ nhận thấy mật độ điện tử trong tầng điện ly và bức xạ hồng ngoại trong khí quyển luôn tăng trước những trận động đất có cường độ từ 5,5 độ Richter trở lên và tâm chấn nằm ở độ sâu nhỏ hơn 50 km.
Mặc dù vậy, nhiều nhà khoa học vẫn tỏ ra hoài nghi về khả năng dự đoán động đất dựa vào dữ liệu từ không khí.
“Phát hiện của nhóm Ouzounov rất thú vị, nhưng tôi không thể gọi nó là một phát hiện mang tính đột phá”, Henry Pollack, một giáo sư địa vật lý của Đại học Michigan, bình luận.
Giáo sư địa lý Terry Tullis của Đại học Brown tại Mỹ, cho rằng giới khoa học đã thực hiện rất nhiều nghiên cứu về dự báo động đất và họ chưa bao giờ tỏ ra quá phấn khích trước mỗi phát hiện mới.
“Tôi không muốn bác bỏ khả năng dự báo động đất dựa vào không khí, nhưng vào thời điểm hiện tại, mọi người nên giữ thái độ hoài nghi”, Tullis nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.