Tin tức » Tin thế giới
Cơ hội cuối cùng của UN đưa các mục tiêu xoá nghèo trở lại đúng hướng
(23:40:16 PM 17/06/2011)
N
hững con số mới được đưa ra ngày Nước và vệ sinh nghèo nàn khiến cho ít nhất 5.000 trẻ em chết mỗi ngày
Nhưng, với hầu hết mục tiêu đang đi chệch hướng hiện nay, các tổ chức phi chính phủ Phát triển Quốc tế như Quỹ Nước mắt (Tearfund) và Viện trợ Nước (Wateraid) cho rằng sự xao nhãng về chính trị và tài trợ ít cho vấn đề nước và vệ sinh là trung tâm của thất bại này.
Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG) về vệ sinh là một trong những mục tiêu chệch hướng nhất, làm xói mòn tất cả các nỗ lực phát triển khác. Điều này gây ra cái chết của hàng triệu trẻ em mỗi năm, gây trở ngại đến quá trình phát triển giáo dục và sức khoẻ đồng thời cản trở phát triển kinh tế.
Có một nguy cơ là ở vùng châu Phi cận sa mạc
Trong một báo cáo được đưa ra hôm 11/9 bởi hai cơ quan có chủ đề “Vệ sinh&Nước - Tại sao chúng ta cần một khuôn khổ hành động toàn cầu”, lý do tại sao vệ sinh và nước có vai trò thiết yếu đối với tất cả các khu vực phát triển được nêu bật.
“Nếu không có nước sạch và một nơi an toàn, hợp vệ sinh để đi vệ sinh, hàng triệu người sẽ vẫn trong cảnh nghèo – các chính phủ vẫn thất bại trong hành động.
Thiếu vệ sinh và nước là những nguyên nhân lớn nhất gây ra tử vong ở trẻ em - một trong các mục tiêu bị bỏ xa nhất đằng sau – đang làm chết ít nhất 5.000 trẻ em mỗi ngày.
Báo cáo này nhấn mạnh sự phản ứng toàn cầu yếu ớt: Viện trợ cho nước và vệ sinh đang giảm vì một phần trong toàn bộ viện trợ được đặt mục tiêu cực kỳ kém, cộng với thiếu sự phối hợp tổng thể và trách nhiệm giải trình ở mức cao nhất”, Mari Wiliams, Cố vấn Chính sách Cao cấp về Nước&Vệ sinh, Quỹ Nước mắt, nói.
Cả Quỹ Nước mắt và Viện trợ Nước đang yêu cầu các lãnh đạo thế giới đồng ý một khuôn khổ hành động hoàn toàn. Tại Hội nghị Cấp cao của UN, ở New York (Mỹ) từ 23-25/9/2008, Tổng Thư ký UN Ban Ki-moon nhấn mạnh nước và vệ sinh là những vấn đề “ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người”.
Sau bài phát biểu của ông là các cam kết từ chính phủ Anh và Hà Lan hỗ trợ tài chính cho 20 nước nằm trong số những nước đi chệch hướng nhất để phát triển những kế hoạch quốc gia về nước và vệ sinh. Tuy nhiên, các nhà tài trợ cần hành động nhiều hơn.
“Tránh trách nhiệm giải trình về vấn đề vệ sinh và nước là nguyên nhân của sự thiếu tiến triển được thể hiện trong báo cáo từ UN. Mối liên quan thể hiện rõ ràng nhất trong những con số hàng triệu trẻ em đang chết do các bệnh liên quan đến nước, cản trở việc thực hiện các mục tiêu giáo dục – 443 triệu ngày học bị mất mỗi năm do bệnh tiêu chảy.
“Bằng chứng tiến bộ duy nhất trong phát triển quốc tế, ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục và y tế, là kết quả của viện trợ nhiều hơn và tốt hơn kết hợp với một khuôn khổ khiến các lãnh đạo chịu trách nhiệm về cam kết của họ.
Trừ phi chúng ta giải quyết được khoảng trống trách nhiệm trong lĩnh vực nước và vệ sinh, có lẽ chúng ta phải hôn tạm biệt hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên Kỷ”, theo Laura Hucks, Cán bộ Chính sách, Viện trợ Nước (WaterAid).
Báo cáo nhấn mạnh sự thiếu trầm trọng vai trò lãnh đạo quốc tế trong lĩnh vực này và sự thâm hụt viện trợ đối với nước và vệ sinh so với các lĩnh vực khác. Báo cáo lập biểu đồ những gì viện trợ cần và nơi viện trợ phải nhằm vào.
Hiện phần lớn viện trợ đổ vào các nước có thu nhập trung bình (như Trung Quốc, Jordan, Iraq, Malaysia, Indonesia) trong khi không đến một phần tư viện trợ được đưa vào các nước kém phát triển nhất.
Thu Hương (theo Wateraid.org)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.