Tin tức » Tin thế giới
Châu chấu 'chiếm' gần nửa triệu km2 đất của Australia
(23:32:21 PM 17/06/2011)
Một người dân Trung Quốc che mặt khi di chuyển ngược chiều với một đàn châu chấu tại Trung Quốc vào năm 2008. Ảnh: AP.
AFP dẫn lời Chris Adriaansen, chủ tịch Ủy ban Thảm họa châu chấu Australia, cho biết những con côn trùng sinh đẻ rất nhanh này xuất hiện từ thành phố Longreach, bang Queensland ở phía đông bắc tới Melbourne và Adelaide. Khu vực mà chúng phá hoại có diện tích lên tới gần 500.000 km2.
“Rõ ràng chúng tôi đang đối mặt với sự phá hoại cực lớn và lan rộng của châu chấu. Nguyên nhân chính là những trận mưa trên toàn bộ khu vực mà chúng bành trướng”, Adriaansen phát biểu với AFP.
Ông Adriaansen nói một số đàn châu chấu bao phủ những khu vực có diện tích lên tới 300 km2, với mật độ khoảng 10 con mỗi m2.
Giới truyền thông địa phương đưa tin châu chấu đã phá hủy vài nghìn hecta hoa màu, những khu vực chăn thả gia súc, nông trại và vườn tược.
“Ở đây có một nông dân mất khoảng 400 hecta hoa màu vì châu chấu”, Graham Falconer, một nhà kinh tế nông nghiệp tại thành phố Forbes, cho biết.
Theo Adriaansen, lũ châu chấu chỉ kiếm ăn trên đồng cỏ song chúng phá hủy cả những cánh đồng ngũ cốc. Số lượng của những đàn châu chấu sẽ tăng lên rất nhanh trong vài tháng tới, khi trứng của chúng nở.
“Từ giữa tháng 9 tới hết tháng 10 chúng tôi sẽ tiếp tục đối mặt với sự bành trướng cực mạnh của châu chấu”, ông nói.
Giới chuyên gia lo ngại châu chấu sẽ xuất hiện ở phía nam bang Queensland và phía bắc bang New South Wales do những bang này trải qua một đợt lũ lụt bởi những trận mưa lớn. Trước đó hạn hán hoành hành ở hai bang trong gần một thập kỷ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.