Tin tức » Tin thế giới
Các triều đại suy vong vì hôn nhân cùng huyết thống
(23:35:34 PM 17/06/2011)
Ở một số triều đại phong kiến, kết hôn trong họ là một cách gìn giữ sự trong sạch dòng máu hoàng tộc và để duy trì quyền lực. Tuy nhiên, người ta không ngờ rằng chính phong tục cổ hủ này lại là nguyên nhân dẫn tới sự hủy diệt. Phả hạ triều đại Hapsburg. Ảnh: The Times.
Hapsburg là một triều đại từng thống trị hơn 500 năm ở châu Âu, trên khắp vùng lãnh thổ, các quốc gia lớn như Áo, Hungary, Bỉ, Hà Lan, Đức ngày nay. Song điều gì đã khiến triều đại này sụp đổ?
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các thế hệ thừa kế ngai vàng đều lần lượt mắc phải những căn bệnh kỳ lạ, liên quan đến đột biến gene do quan hệ hôn nhân cùng huyết thống, mà ngày nay đôi khi được gọi là quan hệ "loạn luân" giữa anh chị em ruột, hoặc giữa cha mẹ và con cái.
Vua Charles II là người nối dõi cuối cùng của triều đại Hapsburg. Ông mắc phải ít nhất hai căn bệnh lạ liên quan đến gene, hậu quả của sự thụ thai cùng huyết thống của các thế hệ trước.
Nhưng theo nguyên tắc của hoàng tộc, vua Charles vẫn phải cưới vợ là chị em ruột. Kết quả là các con ông đều chết rất trẻ bởi cùng một căn bệnh di truyền kỳ lạ.
Trong suốt thời gian tồn tại triều đại Hapsburg có hơn 3.000 thành viên trong gia đình, với hơn 16 thế hệ đều được sinh ra từ quan hệ hôn nhân cùng dòng máu. Theo giáo sư Gonzalo Alvarez, đứng đầu nhóm nghiên cứu tại Đại học Santiago de Compostela (Tây Ban Nha), hệ số quan hệ cùng huyết thống cao là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao cho trẻ em sinh ra trong hoàng tộc.
Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều trẻ sinh ra có tỷ lệ dị hình, dị dạng khá cao, ví dụ bệnh "Hapsburg lip" khiến hàm dưới của miệng nhô ra và phát triển nhanh hơn hàm trên.
Cha của vua Charles, vua Philip IV đồng thời là chú của mẹ Charles. Còn ông nội ông, vua Philip II đồng thời là chú của bà nội Charles. Chính quan hệ hôn nhân trong họ đã khiến chứng bệnh này di truyền từ đời này sang đời khác và ngày càng nghiêm trọng.
Không những thế, lưỡi của vua Charles II cũng bị biến dạng, to hơn rất nhiều so với kích cỡ bình thường. Sự biến dạng này khiến nhà vua gặp khó khăn trong việc nói, ăn uống, mắc tật chảy nước dãi liên tục không kiểm soát.
Ngoài ra, hộp sọ của ông cũng biến dạng thành quá cỡ, chân tay phù nề. Ông có những biểu hiện bất thường về thể chất từ khi mới sinh, chẳng hạn lên 8, nhà vua mới biết đi và trong suốt cuộc đời mình, ông luôn bị ám ảnh bởi chứng ảo giác.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy vua Charles II đã nhận hai gene bị lỗi và gây bệnh di truyền, bao gồm gene kiểm soát sự cân bằng hoóc môn và gene gây bệnh thận khiến các cơ quan và bộ phận trong cơ thể bị suy giảm các chức năng thông thường.
(Theo Sức Khỏe&Đời Sống, The Times)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
(Tin Môi Trường) - Nhiều giải pháp về việc Giảm CO2 được đề xuất là kết quả nổi bật mà hàng chục đại biểu Việt Nam và Hàn Quốc đưa ra trong Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” (tiếng Anh là Workshop on the Impact Assessment and CO2 Reduction) được tổ chức tại tỉnh Kyungju, Hàn Quốc.
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.