Tin tức » Tin thế giới
Các 'chú lùn' có họ với chúng ta?
(23:35:32 PM 17/06/2011)
Chủng người lùn cổ đại sống trên một hòn đảo xa xôi của Indonesia cách đây hàng nghìn năm không có mối quan hệ với chúng ta và có thể là hậu duệ một chủng người mà giới khoa học chưa từng biết.
Người Hobbit có thể đã tuyệt chủng cách đây 8.000 năm. Ảnh: AFP. |
Vào năm 2003, người ta tìm thấy nhiều xương hóa thạch của một loài sinh vật tiền sử có hình dạng giống con người trên đảo Flores, Indonesia. Chiều cao và cân nặng trung bình của họ là 100 cm và 30 kg. Tên khoa học của họ là Homo floresiensis, nhưng các nhà nhân chủng thường gọi là "Hobbit". Các di cốt có niên đại khoảng 18.000 năm. Có thể họ đã tuyệt chủng cách đây 8.000 năm.
Kể từ khi phát hiện các di cốt, một cuộc tranh luận về nguồn gốc của họ đã bùng nổ trong cộng đồng khoa học thế giới. Một số chuyên gia cho rằng họ là hậu duệ của người đứng thẳng (Homo erectus). Người đứng thẳng xuất hiện trên trái đất cách đây 200.000-1.700.000 năm và được coi là tổ tiên trực hệ của người hiện đại. Do đảo Flores tách biệt với thế giới bên ngoài nên cơ thể người Hobbit ngày càng thu nhỏ lại sau hàng vạn năm. Khi nguồn gene của một loài bị giới hạn trong một môi trường nhỏ và cô lập (đặc biệt là đảo), kích thước cơ thể của chúng sẽ giảm dần.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học không ủng hộ giả thuyết này. Theo họ, ngay cả khi kích thước cơ thể người Hobbit giảm dần trong quá trình tiến hóa thì hộp sọ của họ cũng không đến mức quá nhỏ như vậy (chỉ bằng 1/3 so với não người hiện đại và bằng tinh tinh). Vì thế, Hobbit không liên quan gì tới người đứng thẳng.
Theo họ, một rối loạn gene khiến hộp sọ của người Hobbit nhỏ dần theo thời gian. Ngoài ra, cũng có thể họ mắc bệnh thiểu năng tuyến giáp nên cơ thể và trí tuệ chậm phát triển. Hai nghiên cứu mới nhất có thể giúp cộng đồng khoa học làm sáng tỏ nhiều vấn đề.
Một nhóm chuyên gia thuộc Đại học Stony Brook (Mỹ) tìm hiểu vấn đề bằng cách phân tích chân của người Hobbit. Nó giống chân người hiện đại ở vài điểm, như ngón cái nằm cùng hàng với các ngón còn lại. Nhờ các khớp xương, ngón chân có thể xòe ra khi toàn bộ khối lượng cơ thể đè lên một chân – điều mà động vật linh trưởng lớn không làm được.
Tuy nhiên, nếu xét theo một số khía cạnh khác thì chân của người Hobbit lại khác biệt. Tỷ lệ giữa chân và thân của họ lớn hơn so với chúng ta. Những ngón chân của họ dài và cong. Cấu trúc chống đỡ khối lượng cơ thể của họ giống tinh tinh hơn.
Các bằng chứng khảo cổ học mới nhất tại Kenya cho thấy, chân của người hiện đại tiến hóa từ hơn 1,5 triệu năm trước, nghĩa là vào thời của người đứng thẳng. Do đó, có thể người Hobbit đã đi theo một hướng khác so với người hiện đại trên lộ trình tiến hóa, trừ khi họ xuất hiện trước người đứng thẳng (mà khả năng này khó xảy ra). Với Jungers và cộng sự, điều đó nghĩa là tổ tiên của Hobbit không phải là người đứng thẳng.
“Có lẽ họ là hậu duệ của một chủng người cổ xưa hơn ở Đông Nam Á mà chúng ta chưa tìm thấy”, Jungers nhận định.
Nhiều nghiên cứu khác – được đăng trên tạp chí Journal of Human Evolution - ủng hộ kết luận của Jungers, đồng thời phỏng đoán rằng tổ tiên của người Hobbit có thể là Homo habilis (một chủng mà chúng ta có rất ít thông tin).
Trong cả hai trường hợp, Jungers đều có thể nói Hobbit là một chủng độc lập với người ngày nay.
Hộp so của người Hobbit chỉ bằng 1/3 hộp sọ người hiện đại. Ảnh: Newscientist. |
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn còn một vấn đề phải làm sáng tỏ. Đó là hộp sọ nhỏ đến mức bất thường của người Hobbit. May mắn thay, hai nhà nhân chủng học người Anh đã tìm ra lời giải...
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.