Tin tức » Tin thế giới
Báo Mỹ viết về loa phường Hà Nội
(23:35:21 PM 17/06/2011)
"Nhiều dấu tích của thời chiến dần phai nhạt trong một đất nước Việt Nam đang hiện đại hóa nhanh chóng, nhưng có một thứ vẫn còn: mạng lưới loa phóng thanh trên khắp cả nước", phóng viên AP viết về hệ thống loa phường và nỗ lực đưa tin đến dân bằng internet của một chủ tịch phường ở Hà Nội.
Cứ khoảng 04h00 chiều hàng ngày, bà Hoàng Thị Gái ru thằng cháu nội năm tháng tuổi ngủ để bà đi nấu cơm chiều. Đứa bé vừa ngủ được chừng 15 phút thì tiếng loa phóng thanh oang oang vang lên ngay bên ngoài nhà bà.
"Thằng bé khóc thét cả lên, mặt mày tím cả", bà Gái, 61 tuổi, nói. "Mãi mà nó vẫn không quen được".
Hệ thống loa phóng thanh ở các phường, xóm, từ lâu là công cụ để chính quyền các địa phương tuyên truyền và cung cấp thông tin hàng ngày, vào mỗi sáng và mỗi chiều, mỗi buổi phát 30 phút.
Nay một chính trị gia thông thạo web và Internet đang muốn đưa các thông điệp từ loa phường lên mạng, để cư dân tùy ý đọc những lúc rảnh rỗi.
Thời chiến tranh với Mỹ, hệ thống loa phường giúp cảnh báo cho người dân về các cuộc ném bom của máy bay địch. Ngày nay, loa phường vừa phát tin địa phương, chỉ thị hay quyết định của chính quyền, vừa phát những bài ca yêu nước.
"Tôi phải thừa nhận rằng những người sống gần những cái loa rất khổ. Tiếng loa cứ xói vào tai họ", chủ tịch phường Khương Mai, Hà Nội, Phạm Văn Hiện nói.
Loa phóng thanh trên cột điện ở Hà Nội. Ảnh: AP. Xem "Phố phường Hà Nội trên báo Mỹ" |
Hiện, 38 tuổi, là một trong khoảng 500 vị dân bầu như vậy ở thành phố này. Và cũng như các quan chức dân bầu tốt khác, ông chú ý đến mong muốn của dân chúng. Chiến dịch nhằm giảm ảnh hưởng của loa phường do Hiện đưa ra nhận được phản ứng tích cực từ các chatroom, blog và báo mạng.
"Thử tưởng tượng nếu anh sống cạnh cái loa, ai đó trong nhà anh ốm thập tử nhất sinh mà ngày ngày được nghe bài hát 'Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay'", một cư dân Hà Nội tên là Trần Hùng viết trên báo Tiền Phong điện tử.
"Thật kinh khủng", Hùng viết tiếp. "Nếu hàng xóm nhà tôi mà gây ồn như thế, tôi sẽ đưa họ ra tòa. Thế mà loa phường cứ gây ô nhiễm tiếng ồn mãi".
Hiện cho biết sáng kiến của anh nhận được phản hồi tích cực từ một số quan chức cấp cao. Anh nói chỉ muốn chứng minh rằng hệ thống thông tin có thể được hiện đại hóa, rằng người dân có thể được "chọn nghe hay buộc phải nghe loa phường mà thôi".
Có hàng nghìn thôn xóm và phường ở Việt Nam có hệ thống loa phát thanh, tất nhiên 577 phường của Hà Nội không là ngoại lệ. Thông tin phát trên loa thường được soạn cho hợp với cư dân địa phương, và kèm cả các thông tin được rót xuống từ Bộ Văn hóa.
Phường Khương Mai của Hiện có 60 loa, phát đi thông điệp được đọc từ một căn phòng nhỏ. Những ngày này, phát thanh viên là cô Trần Ánh Tuyết, nhân viên 33 tuổi. Cô đọc một văn bản của chính quyền có tên "Gia đình Hạnh phúc", cung cấp thông tin về tổng điều tra dân số. Sau đó, đến phần kêu gọi cư dân "làm giàu đời sống tinh thần" bằng cách hạn chế xem TV và tham gia vào các sự kiện văn hóa.
"Hãy làm cho Hà Nội đẹp hơn trong mắt bạn bè quốc tế", Tuyết đọc, kêu gọi cư dân tạo một môi trường "lịch sự và có văn hóa".
Trang web mà Hiện tạo ra cung cấp thông tin về phường Khương Mai, chứa đựng tất cả nội dung mà loa phường đã đọc, cộng thêm hàng loạt tin tức khác, từ chuyện lụt lội trong phường đến chuyện một thầy bói Nga dự đoán tương lai của tổng thống Mỹ Obama. Hiện cho biết hơn nửa số hộ gia đình trong phường có thể tiếp cận Internet, ngoài ra còn có các quán cà phê mạng trên địa bàn.
Trang web đã nhận được 800.000 hit kể từ khi ra mắt hồi năm ngoái. Báo mạng và cả truyền hình quốc gia đã làm phóng sự về công việc của anh.
Cứ đến 07h00 sáng, khi loa phường lên tiếng, cô gái Nguyễn Thị Oanh 23 tuổi lại vùi đầu vào trong chăn. "Ai mà quan tâm đến những tin họ đọc?", cô nói. "Âm thanh thì chán, nghe cứ như bị ngạt mũi í".
Ở tuổi 68, bà Nguyễn Thị Phương đủ già để nhớ những ký ức thời chiến tranh. "Mỗi khi có loa báo động, chúng tôi lao xuống hầm để tránh bom", bà kể. "Những cái loa ấy đã cứu mạng bao người".
Nhưng bây giờ, chúng cũng có lúc gây phiền toái, bà Phương nói. "Đưa thông tin lên mạng là ý tưởng quá hay".
(Theo VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.