Tin tức » Tin thế giới
20% nhân loại chưa được dùng điện
(13:25:36 PM 31/03/2012)Năm 2012, kỷ lục 147 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu, trong đó các nước Libi, Angiêri, Butan và vùng lãnh thổ Ghinê thuộc Pháp lần đầu tiên tham gia, đã cam kết tắt điện vào thời khắc lịch sử này nhằm gửi đi thông điệp thống nhất toàn cầu rằng đã đến lúc cộng đồng thế giới cần hành động vì hành tinh.
Các bạn trẻ Việt Nam đốt nến trong chương trình Giờ Trái Đất 2010 nhằm kêu gọi chống biến đổi khí hậu. Ảnh Unescovietnam.vn |
Tổng Thư ký LHQ khẳng định Giờ Trái Đất là biểu tượng của cam kết toàn cầu vì năng lượng bền vững cho tất cả mọi người và hướng tới tương lai năng lượng sạch, hiệu quả và khả thi. Bằng hành động tập thể tắt điện từ 20:30 đến 21:30 ngày thứ Bảy 31/3/2012, nhân loại đã tiếp sinh lực cho một ngày mai tươi sáng hơn. LHQ sẽ thực hiện Giờ Trái Đất bằng việc tắt điện 1 giờ tại trụ sở chính của LHQ ở New York , Mỹ và tất cả các trụ sở của các cơ quan LHQ trên toàn cầu.
Phó Tổng Thư ký LHQ Sha Zukang, Tổng Thư ký Hội nghị cấp cao LHQ về phát triển bền vững (Rio 20) nhấn mạnh: Giờ Trái Đất là sự kiện quan trọng và phổ quát nhắc nhở mọi người trên thế giới sự cần thiết phải tư duy lại cách thức sử dụng các nguồn tài nguyên, tăng cường phúc lợi và bảo vệ môi trường cũng như sự cần thiết phải hành động để thúc đẩy phát triển bền vững.
Giờ Trái Đất được Quỹ toàn thế giới vì tự nhiên (WWF), một tổ chức bảo tồn môi trường toàn cầu, phát động năm 2007 ở Ôxtrâylia nhằm kêu gọi người dân, các tổ chức và các thành phố tắt điện trong 1 giờ bắt đầu từ 20:30 đến 21:30. Năm 2011, hơn 5.250 thành phố, thị trấn ở 135 nước và vùng lãnh thổ trên toàn cầu với 1,8 tỷ người đã tắt điện để thực hiện Giờ Trái Đất nhằm ủng hộ hành động toàn cầu chống biến đổi khí hậu.
Năm 2012 là năm thứ 3 LHQ cùng với hàng trăm triệu người trên thế giới tham gia hành động tập thể toàn cầu này. Giờ Trái Đất năm 2012 sẽ lần lượt diễn ra suốt 24 giờ trên toàn cầu với nước đầu tiên thực hiện tắt điện là Samoa và nước cuối cùng tắt điện sẽ là Đảo Cook.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.