Tin tức » Tin thế giới
10 thảm họa lớn nhất thế giới năm 2008
(23:39:20 PM 17/06/2011)
Nhân mạng bỗng trở nên nhỏ nhoi trong cơn địa chấn ở Trung Quốc, gió bão thảm khốc ở
1. Bão Nargis
Bão lớn tràn vào Myanmar hồi đầu tháng 5 làm 138.000 người thiệt mạng và mất tích, 2,4 triệu người mất nhà cửa và phá hủy nhiều ruộng lúa. Nhiều tuần sau thảm kịch này, chính quyền
Một phần huyện Bắc Xuyên (Tứ Xuyên) sau trận động đất lịch sử mạnh 7,9 độ richter hồi tháng 5. Ảnh: Time. |
2. Động đất ở Tứ Xuyên
Một trận động đất mạnh 7,9 độ richterd xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngày 12/5, làm 88.000 người thiệt mạng và ít nhất 375.000 người bị thương. Năm triệu người mất nhà cửa và hơn 1,5 triệu người phải di chuyển chỗ ở.
Trận thiên tai kinh hoàng này đã gây thiệt hại trực tiếp cho nền kinh tế Trung Quốc 124 tỷ USD. Dự kiến phải mất nhiều năm mới phục hồi được các công trình bị phá hủy, với tổng chi phí có thể lên tới 245 tỷ USD.
3. Bão liên tiếp hoành hành Haiti
Bốn trận bão nhiệt đới, lần lượt mang tên Fay, Gustav, Hanna và Ike, liên tiếp đổ bộ vào Haiti và nhiều vùng lân cận vào tháng 8 và tháng 9, làm hơn 800 người thiệt mạng, trong đó có hơn một nửa dân số của thị trấn duyên hải Gonaives. Khoảng một triệu người bị mất nhà cửa và 100.000 người bị ảnh hưởng trong quốc gia nghèo nhất thế giới ở vùng Caribe này.
4. Tàu chở gần 1.000 người chìm trong bão
Con phà mang tên Nữ hoàng Ngôi sao của Philippines, chở 862 hành khách, trên đường đi từ Cebu đến thủ đô Manila, ngày 21/6 đã phải hứng chịu những đợt sóng lớn do trận bão dữ dội Fengshen gây ra. Trận bão đã nhấn chìm hòn đảo Sibuyan của nước này. Chỉ 57 người còn sống sót và được tìm thấy.
Vài ngày sau thảm kịch, các nhà chức trách Philippines đã ngừng công tác tìm kiếm và cứu hộ vì phát hiện rằng con phà này chở theo một khối lượng lớn thuốc trừ sâu độc hại.
5. Tai nạn máy bay khủng khiếp ở Tây Ban Nha
Tây Ban Nha đã phải trải qua một kinh nghiệm đau đớn khi xảy ra tai nạn hàng không khủng khiếp nhất trong 25 năm qua ở nước này vào ngày 20/8. Chiếc máy bay của Spanair đã lao thẳng xuống đất sau một vài phút cất cánh từ thủ đô Madrid trong hành trình đến quần đảo Canary.
Phần đuôi cháy đen của chiếc máy bay tử thần ở Tây Ban Nha. Ảnh: AP. |
Chỉ 18 trong tổng số 172 người trên máy bay còn sống sót sau tai nạn. Theo một báo cáo công bố sau đó, các cánh quạt không mở rộng đúng cách khi máy bay cất cánh và thiết bị báo động bị hỏng nên các phi công không được biết về trục trặc này.
6. Sập trường ở Haiiti
Hơn 80 học sinh và giáo viên đã thiệt mạng và 150 người bị thương ngày 7/11 tại ngôi trường học ở
7. Tàu cao tốc lao vào nhau
Ngày 28/4, Trung Quốc đã chứng kiến một trong những vụ tai nạn đường sắt khủng khiếp nhất ở nước này trong hơn 10 năm qua khi một con tàu tốc hành từ Bắc Kinh đâm phải một con tàu khác gần thị trấn Zibo, miền đông nước này. Ít nhất 70 người thiệt mạng và hơn 400 người bị thương. Điều tra cho thấy tốc độ cao là nguyên nhân gây ra tai nạn.
8. Tàu quá tải đâm ô tô
Tại bang Tây Phi của Burkina Faso, 69 người đã chết khi một đoàn tàu khách chở quá tải từ Bờ Biển Ngà đâm phải một xe tải chở đường và bốc cháy hôm 15/11. Đa số người chết là công dân Burkina Faso đang trên đường đi làm ở các cánh đồng càphê và cacao tại Bờ Biển Ngà.
Lửa cháy rực gần một đường một cao tốc ở Los Angles. Ảnh: Reuters. |
9. Cháy dữ dội ở
Một vụ cháy lớn lan nhanh ở phía Bắc Los Angeles (Mỹ) hồi giữa tháng 10 vì những trận gió mạnh với vận tốc 100km/h đã làm một người thiệt mạng, khiến hàng trăm người phải bỏ nhà cửa và thiêu rụi hơn 7.689 hecta đồng cỏ trong năm ngày. Thống đốc bang California Arnold Schwarzenegger đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Sau đó, ngày 12/11, ba vụ cháy khác đã phá hủy hơn 800 ngôi nhà và 17.000 hecta đất trồng tại khu vực Los Angeles và Santa Barbara.
10. Lở đất, ao bùn nuốt trọn cả ngôi làng
Ngày 8/9, Trung Quốc đã chứng kiến một vụ lở đất khủng khiếp tại Taoshi, một thị trấn khoảng 1.000 dân thuộc tỉnh Sơn Tây, miền Bắc nước này, làm 262 người chết. Thảm kịch xảy ra khi một ao chứa phế phẩm của một mỏ than bị vỡ tung, nhấn chìm toàn bộ ngôi làng trong một trận lũ bùn và nước thải.
(Theo AFP, VnExpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.