Tin tức » Tin thế giới
10 quốc gia sạch nhất thế giới
(23:30:10 PM 17/06/2011)
Chỉ số EPI (Environmental Performance Index – chỉ số thành tích môi trường) được dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường của một nước. EPI có mức thang từ 100 (bảo vệ môi trường tốt nhất) đến 0 (ít bảo vệ môi trường nhất) với 25 tiêu chí khác nhau như ngư trường, khí thải carbon, rừng, chất lượng nước, cây cối và động vật.
EPI giúp đánh giá toàn diện các thách thức về môi trường của thế giới cũng như cách mỗi nước đối phó với những thách thức này.
Dưới đây là 10 quốc gia có thang điểm EPI cao nhất theo bảng xếp hạng của các nhà khoa học Mỹ.
1. Iceland
Chỉ số EPI: 93.5
Bình quân GDP: 36.000 USD
Mặc dù bình quân GDP của Iceland chỉ đạt 84,8 điểm trong thang điểm thế nhưng tiêu chí về mức độ ô nhiễm không khí của Iceland thì gần như đạt điểm tuyệt đối 97,4 điểm
2. Thụy Sĩ
Chỉ số EPI: 89,1
Bình quân GDP: 37.000 USD
Thụy Sĩ có các chỉ số về lâm nghiệp, nguồn nước, chỉ số đang dạng sinh học,… gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng giống như các nước phát triển công nghiệp khác, tiêu chí đạt điểm thấp nhất của Thụy Sĩ chính là mức ô nhiễm không khí (ảnh hưởng đối với hệ thống sinh thái).
3. Costa Rica
Chỉ số EPI: 86,4
Bình quân GDP: 9.600 USD
Một quốc gia thuộc khu vực các nước đang phát triển có thể xếp ở vị trí thứ 3 đủ thấy ưu thế tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cực kỳ phong phú của quốc gia này. Nếu như có thể sáng suốt đưa ra chiến lược phát triển đúng đắn, Costa Rica có thể tránh được vết xe đổ của các nước phát triển trong quá khứ, làm ô nhiễm môi trường rồi sau đó mới quay lại bắt đầu xử lý.
4. Thụy Điển
Chỉ số EPI: 86
Bình quân GDP: 33.400 USD
5. Na Uy
Chỉ số EPI: 81,1
Bình quân GDP: 48.000 USD
Na Uy là một quốc gia vô cùng giàu có với trữ lượng dầu khí và khí thiên nhiên cực lớn. Tuy nhiên, với dân số chỉ 4,7 triệu người thì ảnh hưởng của nguồn nhiên liệu hóa thạch này đối với biến đổi khí hậu toàn cầu không thể do Na Uy mà chính là các quốc gia sử dụng chúng chịu trách nhiệm.
6. Maurice
Chỉ số EPI: 80,6
Bình quân GDP: 10.000 USD
Là một hòn đảo nhỏ ở phía đông Madagascar trên Ấn Độ Dương, tuy nhiên, Maurice lại là quốc gia có chỉ số EPI cao nhất ở châu Phi với mức điểm 80,6. Trong khi nước thứ 2 ở châu lục này có chỉ số EPI chỉ là 60,5. Sự cách ly hoàn toàn với phần còn lại của thế giới là một ưu thế của Maurice giúp quốc đảo này duy trì sự ô nhiễm ở mức thấp.
7. Pháp
EPI: 78,2
Bình quân GDP: 31.000 USD
Trong 10 quốc gia đứng đầu, các tiêu chí về không khí, chất lượng nước cho tới quản lý ngư nghiệp của Pháp có điểm số rất cao. Một ưu điểm của quốc gia này trong thang điểm EPI chính là sự phát triển mạnh của các nhà máy điện hạt nhân.
8. Australia
Chỉ số EPI: 78,1
9. Cuba
Bình quân GDP: 35.000 USD
Với số điểm tuyệt đối trong tiêu chí bảo vệ các quần thể sinh vật, Australia đã có thể đứng ngang hàng với Pháp trong bảng xếp hạng 10 quốc gia sạch nhất thế giới.
Chỉ số EPI: 78,1
Bình quân GDP: 8500 USD
Mặc dù vẫn còn nhiều băn khoăn cộng thêm tiêu chí về bình quân thu nhập chỉ đạt 65,7 điểm, tuy nhiên, Cuba vẫn đạt được 78,1 điểm trong thang điểm EPI của các nhà khoa học Mỹ.
10. Colombia
Chỉ số EPI: 76,8
Bình quân GDP: 7.600 USD
Trong danh sách 10 nước này thì Colombia là quốc gia nghèo nhất. Nguyên nhân khiến Colombia giành được vị trí cao như vậy trong bảng xếp hạng là vì điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vô cùng được ưu ái của nước này. Lượng khí thải cacbon của Colombia khá thấp bởi vì hệ thống thủy điện có thể thỏa mãn tới 70% nguồn điện năng của nước này. Đây chính là lý do vì sao với tiêu chí bình quân GDP, Colombia chỉ được 51 điểm nhưng chỉ số EPI trong các tiêu chí bảo vệ da dạng sinh học lại đạt tới 82,7 điểm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 15/11, Thường vụ Hội BVTN&MT Việt Nam đã họp tại Hà Nội và trực tuyến với các Ủy viên thường vụ trong cả nước, thông qua Báo cáo Tổng kết công tác năm nay và cùng thống nhất triển khai nhiệm vụ năm 2025.
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
Bộ Công Thương gửi công điện khẩn, yêu cầu báo tin cho dân trước khi xả lũ
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Công Thương yêu cầu các cơ quan liên quan ở nhiều địa phương phải thông báo sớm cho người dân trước khi vận hành xả lũ, nhất là trong tình huống xả lũ khẩn cấp.