Tin tức » Tin thế giới
10 doanh nhân quyền lực nhất thế giới
(23:37:04 PM 17/06/2011)
Những người quyền lực lớn nhất không cần phải giàu nhất, nhưng đều là những tỷ phú có sức ảnh hưởng rộng rãi đến thị trường chứng khoán thế giới, đến các ngành công nghiệp, và trong vài trường hợp, thao túng cả lĩnh vực quân sự.
Hằng năm tạp chí Forbes đều xây dựng danh sách những người quyền lực nhất thế giới, bên cạnh danh sách giàu nhất. Hầu hết những người có ảnh hưởng rộng rãi là các đại gia ngành dầu mỏ, viễn thông và quỹ đầu cơ.
1. Michael Bloomberg - Thị trưởng New York, chủ tịch Bloomberg
Là thị trưởng thành phố New York, một đô thị giàu có bậc nhất thế giới với hơn 8 triệu dân, sử dụng 40 thứ tiếng, Michael Bloomberg điều hành 311.000 nhân viên hành chính với tổng ngân sách thành phố hàng năm lên tới 60 tỷ USD. Sau khi nhậm chức vào năm 2001, Bloomberg đã xây dựng lại New York từ đống đổ nát của vụ 11/9, gia tăng kiểm soát các trường học, cấm hút thuốc và đưa thành phố này đi đầu trong lĩnh vực sử dụng năng lượng sạch. Tập đoàn Bloomberg của ông hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ tin tức, truyền hình cáp, radio và xuất bản tạp chí. Michael Bloomberg hiện nắm 88 phần trăm trong công ty sau khi mua lại 20 phần trăm từ tay Merill Lynch mùa hè vừa rồi. Ảnh: AP |
2. Silvio Berlusconi - Thủ tướng Italy, Chủ tịch Fininvest
Berlusconi hiện nắm giữ vị trí thủ tướng Italy nhiệm kỳ thứ 3. Ông điều hành đất nước 58 triệu dân, GDP 2,4 nghìn tỷ USD và ngân sách quốc phòng khoảng 43 tỷ USD. Ngoài việc làm chủ đài truyền hình quốc gia Italy, tập đoàn Fininvest của ông còn thao túng các kênh truyền hình tư nhân khác. Ảnh: AP |
3. Lakshmi Mittal - Tập đoàn ArcelorMittal
Mittal cai quản nhà máy sản xuất thép lớn nhất thế giới ArcelorMittal, chiếm 10 phần trăm sản lượng thép nguyên liệu toàn cầu. Mittal sinh ra Ấn Độ nhưng hiện sống tại Anh. Năm 2002, người ta đồn rằng một bức thư từ Anh đã được gửi đến cho Thủ tướng Romani, gợi ý nếu nước này bán cho Lakshmi Mittal một công ty thép thì đường vào Liên minh châu Âu dành Romani sẽ rộng mở. Ảnh: AP |
4. Warren Buffett - Tập đoàn Berkshire Hathaway
Ảnh hưởng của nhà tài phiệt này lớn đến nỗi chỉ cần ông ho một cái là cả thị trường chứng khoán rúng động. Khi tập đoàn Berkshire Hathaway của Warrn Buffett đầu tư hàng tỷ USD vào Goldman Sachs hồi tháng 9/2008, ngay lập tức cổ phiếu của Hathaway tăng 6 phần trăm giá trị. Trong đợt tranh cử của Tổng thống Mỹ vừa rồi, ông Barack Obama nhận được nhiều lời khuyên giá trị và hỗ trợ về tài chính từ Warren Buffett. Ảnh: AP |
5. Vagit Alekperov - Tập đoàn Lukoil
Alekperov từng là công nhân tại nhà máy dầu mỏ Caspian Sea, và bây giờ trở thành Chủ tịch của tập đoàn Lukoil, công ty năng lượng hàng đầu ở Nga. Dự trữ dầu của tập đoàn này đứng thứ hai thế giới chỉ sau ExxonMobil. Ông là bạn của Thủ tướng Nga Vladimir Putin, người đã từng đề nghị điện Kremlin miễn thuế cho các công ty dầu lửa. Ảnh: AP |
6. Carlos Slim Helu - tập đoàn viễn thông America Movil
Là con trai của một di dân Libăng, Calos Slim Helu trở thành người giàu thứ hai thế giới trong năm 2008. Công ty Telmex của ông thống trị tới 90 phần trăm mạng lưới điện thoại tại Mexico. Mạng di động America Movil có tới 173 triệu thuê bao tại các nước Mỹ Latin. Carlos Slim Helu vừa là một fan của môn bóng bầu dục, vừa là người sưu tập tác phẩm nghệ thuật, đồng thời cũng là nhà đầu tư đa tài trong các lĩnh vực xây dựng, bán lẻ, ngân hàng, đường sắt, khai thác mỏ và truyền thông. Ông còn có 6,9 phần trăm cổ phần trong tờ báo The New York Times. Ảnh: AP |
7. Mukesh Ambani - Công ty hóa dầu Reliance Industries
Cai quản nhà máy hóa dầu khổng lổ Reliance Industries, công ty lớn nhất trên sàn chứng khoán Ấn Độ, Ambani sản xuất ra dầu, gaz, và cả sản phẩm dệt. Ông từng tự bỏ tiền túi ra đầu tư xây dựng một tòa nhà 27 tầng tại Mumbai trị giá 2 tỷ USD. Cũng với người anh trai Anil, ông được thừa hưởng gia sản từ cha mình là nhà tài phiệt Dhirubhai Ambani. Tuy nhiên hai anh em không hòa hợp với nhau lắm nên mẹ của họ đã đứng ra phân chia tài sản thừa kế vào năm 2005. |
8. Anh em Charles và David Koch - Tập đoàn Koch Industries
Hai anh em đã biến công ty lọc dầu của gia đình trở thành tập đoàn tư nhân lớn thứ hai nước Mỹ. Koch Industries có cố phẩn tại rất nhiều lĩnh vực: đường ống dẫn dầu, lọc dầu, phân bón, vật liệu, trồng rừng, sản phẩm tiêu dùng, công nghệ hóa học. Năm 2008 doanh thu của Koch Industries là 110 tỷ USD. Hai anh em nhà Kock mỗi người nắm 42 phần trăm cổ phần trong tập đoàn Kock, có trong tay 80.000 nhân viên, hoạt động tại 60 quốc gia trên thế giới. Năm 2007. David Kock tặng 100 triệu USD cho việc nghiên cứu chữa bệnh ung thư. Năm 2008 ông tiếp tục hiến tặng 100 triệu USD cho Lincoln Center tại New York. Ảnh: AP |
9. Bill Gates - Quỹ Bill & Melinda Gates, tập đoàn Microsoft
Người đàn ông đã quá nổi tiếng này nhiều năm liền giữ vị trí đầu bảng trong danh sách giàu nhất thế giới. Từ 2008, Bill Gates dần từ bỏ quyền lực và trách nhiệm tại Microsoft để toàn tâm toàn ý cho công tác từ thiện. Quỹ Bill & Melinda Gates trị giá 36 triệu USD của vợ chồng ông nhằm giúp những người nghèo đói tại các nước đang phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục tại Mỹ, và phát triển các loại vắc xin phòng chống bệnh sốt rét, bệnh lao và AIDS. Ảnh: AP |
10. Cha con Edward và Abigail Johnson - Tập đoàn Fidelity
Hai cha con nhà Johnson hiện điều hành Fidelity Investments, quỹ hỗ tương lớn nhất Mỹ với tổng tài sản lên đến 1,2 nghìn tỷ USD trong năm 2008. Gia đình nhà Johnson nắm giữ 49 phần trăm cổ phẩn của công ty. Hiện ông bố Edward giữ chức vụ chủ tịch, còn cô con gái phụ trách khu vực đầu tư cá nhân. Ảnh: AP |
(Theo Forbes, Vnexpress)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.