Tin tức » Tin thế giới
Dựng ống khói để bầu Giáo hoàng
(10:03:17 AM 11/03/2013)
Các lính cứu hỏa lắp đặt ông khói trên mái nhà nguyện Sistine hôm 9/3. Ảnh: AP |
Theo CNN, chiếc ống khói lắp hôm 9/3 là dấu hiệu đầu tiên có thể nhìn thấy được về công tác chuẩn bị bên trong nhà nguyện. Đây là nơi các hồng y sẽ tụ họp vào ngày 12/3 để bắt đầu mật nghị. Những hình ảnh do Vatican công bố cũng cho thấy việc lắp đặt hai lò sưởi tại nhà nguyện. Một chiếc dùng để đốt lá phiếu của các hồng y sau cuộc bầu cử và chiếc còn lại để tạo khói ra dấu hiệu.
Nếu chưa có người chiến thắng, một loại chất hóa học sẽ được thêm vào để tạo màu khói đen, giúp những người dân ở Quảng trường St. Peter's phía dưới và người xem truyền hình trên toàn thế giới biết điều gì diễn ra bên trong.
Nếu khói bốc ra khi trời tối, một chiếc đèn pha sẽ rọi sáng trên ống khói để người xem vẫn thấy được, phát ngôn viên Vatican, Đức cha Federico Lombardi hôm 9/3 cho biết. Chiếc ống khói sẽ được kiểm tra kín trước mật nghị để đảm bảo nó có thể tạo khói và không gây nhầm lẫn.
Mật nghị gồm 115 hồng y sẽ được tổ chức để bầu ra vị Giáo hoàng thứ 266, sau khi Benedict XVI trở thành Giáo hoàng đầu tiên thoái vị kể từ thời Trung cổ, gây bất ngờ cho giáo dân toàn thế giới.
Các hồng y sẽ di chuyển tới khu nhà của Vatican vào ngày 12/3, sống cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, đồng thời thề không tiết lộ thông tin trước khi mật nghị bắt đầu. Những luật lệ nghiêm ngặt cũng được áp dụng với khu nhà ở của họ, là nhà St Martha, nơi các cửa sổ sẽ bị khóa và điện thoại chỉ được sử dụng nội bộ. Mật nghị có thể kéo dài vài ngày.
Khi Giáo hoàng mới chấp nhận kết quả bầu cử, ông sẽ xuất hiện trên ban công nhìn ra Quảng trường St Peter trước đám đông hồ hởi, trong tiếng hô vang "Habemus Papam!" (tiếng La tin là: Chúng ta có Giáo hoàng!).
Hai chiếc lò đốt được lắp đặt tại nhà nguyện Sistine. Ảnh: AFP |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.