Tin tức » Tin thế giới
Thứ hai, 24/02/2025, 14:11:25 PM (GMT+7)
Đức-Australia hỗ trợ Việt Nam thích ứng biến đổi khí hậu
(15:23:57 PM 28/03/2013)(Tin Môi Trường) - Chương trình bảo vệ tổng hợp vùng ven biển và rừng ngập mặn nhằm thích nghi với biến đổi khí hậu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long/ Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ICMP/CCCEP), với tổng vốn trên 20 triệu euro đã chính thức được triển khai.
>> Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế >> Tập huấn mở rộng về Rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Thủ Đức >> Những đúc kết hữu ích về cuộc đời và làm giàu từ quyển sách Nhà Giả Kim >> Tỉnh Quảng Ninh: Chùa Ba Vàng trưng bày ”xá lợi tóc Đức Phật” là vi phạm >> Tây Ninh: Xử phạt trang trại chăn nuôi lợn của ông Lê Trường Đức xả thải chưa qua xử lý, gây ô nhiễm môi trường
Trong đó, chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức và chính phủ Australia viện trợ không hoàn lại trên 18 triệu euro.
Tại lễ triển khai chương trình do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) phối hợp tổ chức, bà Kathry Elliott, Bí thư Thứ nhất Đại sứ quán Australia đã cho biết từ những bài học thực tiễn, Chính phủ Australia và Đức tiếp hỗ trợ Việt Nam thực hiện các phương thức tiếp cận phù hợp để thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chương trình ICMP/CCCEP sẽ được thực hiện năm tỉnh gồm An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và Sóc Trăng trong thời gian 36 tháng.
Ông Juergen Hess, cố vấn trưởng của GIZ cho biết, mục tiêu của ICMP/CCCEP là hỗ trợ Việt Nam quản lý các hệ sinh thái ven biển nhằm tăng cường khả năng phục hồi và giảm thiểu các nguy cơ bị tổn thương, bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời hỗ trợ nâng cao nhận thức về môi trường và tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương.
Ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết chương trình ICMP/CCCEP phù hợp với chiến lược tăng trưởng toàn diện và giảm nghèo của Việt Nam đến năm 2020 đã được chính phủ phê duyệt. Việc lồng ghép biến đổi khí hậu vào trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là phương pháp tiếp cận phù hợp đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Nam là một trong các quốc gia được cảnh báo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu long đang phải gánh chịu nhiều nhất. Người dân nơi đây sống ở khu vực sát biển và vùng đồng bằng thấp gần mực nước biển bị đe dọa chủ yếu do nguy cơ nước biển dâng và tần suất ngày càng tăng của các cơn bão nhiệt đới và lũ.
Chính vì vậy, đời sống và kinh tế của người dân đang bị thiệt hại nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Ngoc Dung (Vietnam+)
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
-
Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
-
Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
-
Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
-
Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
-
Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
-
Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
-
Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
-
“Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Bốn cây Du sam núi đất hơn 250 năm có chu vi thân hơn 3 mét ở tổ dân phố số 1 của thị trấn và xã Xà Hồ (huyện Trạm Tấu- Yên Bái) vừa được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào tối 14/2, mở màn Lễ hội Gầu Tào của người H’Mông năm 2025.

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
.jpg)