Tin tức » Tin thế giới
Chủ nhật, 19/01/2025, 17:56:15 PM (GMT+7)
Dân Campuchia phẫn nộ vụ xuyên tạc nhà tù Toul Sleng
(08:09:41 AM 10/06/2013)(Tin Môi Trường) - Sáng 9/6, khoảng 10.000 người sống sót dưới chế độ Khmer Đỏ (1975-1979) đã biểu tình ôn hòa tại Quảng trường Tự do ở thủ đô Phnom Penh, đòi Phó Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) Kem Sokha xin lỗi vì xuyên tạc sự thật về nhà tù Toul Sleng.
>> Angkormilk, công ty con của Vinamilk tại Campuchia hỗ trợ 48.000 hộp sữa cho người dân trong “vùng đỏ” về dịch Covid-19 >> Cục Bảo vệ thực vật nói gì về việc 6 loại rau bị Campuchia cấm nhập khẩu? >> Dân Nhật phẫn nộ với người vẽ bậy chữ "Hào" lên di tích thành cổ Yonago >> Chủ tịch Quảng Ninh bị xuyên tạc, bôi nhọ trên Facebook >> Báo cáo của Mỹ về dự án đập Sambor ở Campuchia bị giấu nhẹm?
Trong một đoạn ghi âm đăng trên trang web của chính quyền tháng trước, ông Kem Sokha đã bịa đặt trắng trợn rằng nhà tù Tuol Sleng ở thủ đô Phnom Penh là do Việt Nam dựng lên sau khi chế độ Khmer Đỏ bị lật đổ năm 1979.
Dẫn đầu đoàn người phản đối là ông Chhum Mey, 83 tuổi, Chủ tịch Hội Các nạn nhân Khmer Đỏ và là một trong 7 người sống sót khỏi nhà tù Toul Sleng khét tiếng. Ông Chhum Mey cho biết các nạn nhân của chế độ Khmer Đỏ muốn ban lãnh đạo CNRP phải làm rõ quan điểm của đảng này trước những tuyên bố của ông Kem Sokha.
Sau cuộc biểu tình rầm rộ tại khu vực trung tâm thủ đô Phnom Penh, những người tham gia tiếp tục tập trung trước trụ sở của CNRP.
Người biểu tình giương biểu ngữ phản đối, đòi Phó Chủ tịch đảng CNRP xin lỗi ở thủ đô Phnom Penh hôm 9-6. Ảnh: AP
Người dân nhiều tỉnh ở Campuchia cũng đồng loạt xuống đường phản đối ông Kem Sokha vì những nhận xét xúc phạm của ông này. Truyền hình địa phương cho biết tại một số tỉnh, người biểu tình tuần hành, đốt chân dung ông Kem Sokha và giương cao các biểu ngữ mang nội dung: “Kem Sokha còn hèn nhát hơn cả Duch (người quản lý nhà tù Tuol Sleng)”, “Kem Sokha là người đầu tiên dám xúc phạm đến linh hồn các nạn nhân đã chết vì Khmer Đỏ”...
“Chúng tôi vô cùng phẫn nộ vì tuyên bố của Kem Sokha rằng nhà tù Toul Sleng là một sản phẩm dàn dựng” – Nov Sorn, 61 tuổi, người mất cha, chồng và em trai dưới thời Khmer Đỏ, nói.
Những người biểu tình ở thủ đô Phnom Penh tiếp tục tập trung trước trụ sở của CNRP. Ảnh: AP
(Theo Tân Hoa Xã, Sin Chew Jit Poh/NLD)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
- Nhật Bản chọn Việt Nam là nước đầu tiên hỗ trợ phát thải bằng 0 trong AZEC
- Động đất tại Trung Quốc: Số nạn nhân tăng lên hơn 100 người
- Indonesia đề xuất nhiều biện pháp tại Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0 (AZEC)
- Voi chết hàng loạt ở Botswana do thiếu thức ăn
- Địa điểm lý tưởng nhất thế giới để chiêm ngưỡng nhật thực năm 2024
- Rực rỡ bức tranh "mèo ôm cá" trên cánh đồng lúa ở Thái Lan
- Tuyết dày gần 40 cm bao phủ 90% lãnh thổ Mông Cổ
- “Loạn giá” khí thải carbon của các doanh nghiệp
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/01/2025, UBND thành phố Bến Tre long trọng tổ chức lễ công bố và trao bằng công nhận cây Thiên tuế tại đình Phú Nhuận (xã Phú Nhuận, TP. Bến Tre) là Cây Di sản Việt Nam.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.