Tin môi trường và bạn đọc
Phát hiện nhóm virus cúm gia cầm mới
(08:11:20 AM 22/08/2012)Chiều 21/8, ông Phạm Văn Đông- Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, đã phát hiện nhóm virus H5N1 có sự khác biệt với virus gây CGC năm 2011.
|
Dịch cúm gia cầm tiếp tục bùng phát, lây lan mạnh nếu không kiểm soát được gia cầm nhập lậu (ảnh chụp tại chợ Hà Vỹ, Thường Tín, Hà Nội). Hữu Thông |
Dịch lây lan nhanh
Theo ông Đông, nhóm virus này tuy vẫn thuộc nhánh 2.3.2.1 (nhóm A) nhưng đã có sự khác biệt, độc lực của nhóm virus đang được các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá. Hiện nay chưa có vaccin phù hợp với nhánh virus mới này.
Bà Hạ Thúy Hạnh- Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng: “Vai trò của vaccin trong tiêm phòng CGC cần phải xem xét lại, bởi thực tế, hiệu quả của các loại vaccin ngày càng kém khi virus đã biến chủng”.
Công an cần vào cuộc dẹp gia cầm nhập lậu
Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi, tại thời điểm này, việc kiểm soát các loại gia cầm giống nhập lậu nhất là gà choai, vịt choai trên 1 tuần tuổi đang gặp nhiều khó khăn; có thời điểm số lượng gia cầm nhập lậu về nước ta lên tới vài trăm nghìn con mỗi tuần. Ông Nguyễn Đức Trọng- Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi nói rằng: Cần có sự phối hợp của ngành công an, công thương và chính quyền các địa phương để kiểm soát triệt để việc nhập lậu gia cầm.
Tính đến ngày 21/8, dịch CGC đã xuất hiện ở 5 tỉnh, thành là Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Theo nhận định của Cục Thú y, dịch CGC chủ yếu bùng phát ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Diệp Kỉnh Tần cho rằng: “Các phương án chống dịch đã được các địa phương triển khai khá tốt, nhưng hiệu quả chưa cao.
Hơn nữa, trên thực tế, dịch đang có chiều hướng xuất hiện và gia tăng theo trục quốc lộ từ biên giới nối vào nội địa”. Do đó, ông Tần nhấn mạnh: “Việc kiểm soát gia cầm nhập lậu trong khoảng 10 ngày trở lại đây đã được tăng cường và bước đầu có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu không làm thường xuyên, liên tục để nhanh chóng dập dịch, có thể cuối năm chúng ta sẽ thiếu thịt và khi đó chúng ta lại phải phụ thuộc vào nguồn gia cầm nhập khẩu, trong đó thậm chí có cả gà lậu”.
Chống dịch còn máy móc
Nói về công tác phòng, chống dịch CGC trong thời gian qua, ông Diệp Kỉnh Tần cho biết: “Công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn gia cầm, gia súc hiện còn máy móc. Có tình trạng Cục Thú y phải “chờ” các địa phương công bố dịch mới cấp vaccin, thuốc khử trùng”.
Với cách làm như trên, dịch CGC sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là vào thời điểm mùa đông. “Nếu phát hiện nguy cơ có dịch cần phải cấp phát ngay vaccin, thuốc khử trùng để dập dịch và nhanh chóng tiêm phòng bao vây như vậy mới có thể dập dịch nhanh. Để dịch bùng phát, rồi đợi công bố dịch mới cáp phát vaccin, thuốc khử trùng vừa tốn công vừa tốn của mà lại dễ xảy ra nguy cơ bùng phát đại dịch rồi cứ loay hoay chống dịch cả năm” - ông Tần cho biết.
Trước diễn biến nhanh của dịch CGC, Cục Thú y vừa ban hành văn bản hướng dẫn sử dụng vaccin phòng bệnh CGC do Công ty Navetco sản xuất. Theo đó, để vaccin phòng, chống cúm gia cầm đạt hiệu quả cao, Cục Thú y yêu cầu, vaccin phải sử dụng cho gà, vịt khỏe mạnh và khi tiêm phải tiêm bắp hoặc tiêm dưới da ở vị trí 1/3 phía dưới, sau cổ. Vaccin trước khi tiêm phải được bảo quản ở 2-8 độ C, tránh ánh nắng mặt trời và sử dụng trong thời gian 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Ngoài biện pháp sử dụng vaccin, Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu Cục Thú y chỉ đạo quyết liệt các địa phương thực hiện công tác tiêu độc, khử trùng. Đặc biệt, tăng cường thực hiện các biện pháp kiểm soát tình trạng lây lan dịch bệnh qua hoạt động mua bán, vận chuyển gia súc, gia cầm tại biên giới. Đồng thời, xử lý nghiêm cán bộ thú y vi phạm quy định của pháp luật và quy chế công vụ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Điểm đến lý tưởng của mùa Valentine
- Biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cá nhân
- Cảnh báo người dân nguy cơ ngộ độc các loại nấm
- Cà Mau triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sao chổi sáng hơn trăng
- Ngắm "kỳ hoa dị thảo" chỉ có ở Huế
- Ngắm nhật thực từ sao Hỏa
- Con chó sống bên mộ chủ suốt 6 năm
- Trùng tu di tích - Thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.