Tin môi trường và bạn đọc
Nuôi cá lóc như thế nào?
(10:54:58 AM 30/08/2012)
|
Cá lóc được xếp vào loại cá cao cấp vì thịt ngon và được chế biến thành những món hấp dẫn. Tôi đi thăm đồng với bà con miền Tây và được nhậu ngay cạnh mương món cá lóc nướng. Họ bắt cá lóc tại ruộng, khoét bụng, moi ruột, cắm ngược đầu vào que tre và nướng bằng rơm ngay bên bờ mương. Thịt cá nóng hổi, thơm lừng, ngon hết sảy!...
Trước đây chỉ có đồng bào miền Nam nuôi cá lóc. Nhưng nay, cả miền Bắc và miền Trung cũng nuôi. Họ nuôi chủ yếu vào mùa hè để tránh rét. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn rất cao. Vì vậy, phong trào nuôi cá lóc cứ lên dần. Bây giờ, ở miền núi phía Bắc cũng nuôi. Nhiều khách sạn còn xây cả bể để vừa nuôi, vừa trữ. Thế nhưng khi hỏi "đâu là cá lóc, đâu là cá quả?" thì nhiều người ngơ ngác, không biết đường nào để trả lời…
Cá lóc có nhiều loài khác nhau và tên gọi cũng khác nhau. Ở mỗi miền, nó lại có tên gọi riêng. Ở miền Bắc thường có cá chuối đen (hay còn gọi là cá quả, cá sộp), cá chuối hoa (giống như cá lóc bông ở Nam Bộ) cá chuối đồi và cá chuối Trung Quốc. Ở miền Trung, bà con đều gọi là cá chuối và cá lóc là cá tràu. Thế còn ở Nam Bộ phổ biến là cá lóc đồng rồi đến lóc bong, cá tràu dày và chàng đục.
Hiện nay, mới phát hiện thêm loài cá lóc môi trề. Nó là một dạng đột biến từ cá lóc đồng. Thế còn, đem lai lóc môi trề với lóc đồng lại cho ra loài cá lóc đầu nhím. Cả 3 loài: Lóc đồng, lóc môi trề và lóc đầu nhím đều đang được bà con nuôi rất mạnh.
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2 đã thử nghiệm thành công và phổ biến rộng rãi quy trình nhân giống cá lóc cho cả nước. Vì vậy, giống cá lóc không phải lo. Vấn đề còn lại là tổ chức sản xuất thế nào cho hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Cá lóc có thể nuôi ao, nuôi bể hoặc nuôi trong bè. Ao nuôi nên rộng từ 500m2 trở lên. Ao phải có mức nước sâu từ 2 - 2,5m. Bờ phải cao và chắc chắn, xung quanh phải rào hoặc quây lưới cao từ 0,8-1m để tránh cá nhảy lên và trườn đi mất. Ta làm vệ sinh ao như nuôi các loài cá khác trước khi cho nước vào. Ta thả cá với mật độ từ 25-30 con/m2.
Trong tự nhiên, cá lóc là loài cá dữ và luôn săn mồi sống để ăn. Khi nuôi, ta có thể luyện cho chúng ăn mồi tĩnh và cả các loại thức ăn qua chế biến. Hai tháng đầu ta nên xay nhuyễn các loại tôm tép, cá biển, cua, ốc... và trộn thêm một ít (khoảng 5%) các chất bột để cho chúng ăn. Tới tháng thứ 3 trở đi, ta cho chúng ăn cá tạp hoặc thức ăn công nghiệp. Mỗi ngày cho cá ăn 3 lần. Ta phải theo dõi để điều chỉnh lượng thức ăn cho cá.
Nên định kỳ 10 ngày lại thay nước một lần với thể tích nước thay từ 1/3 - 1/2. Nước sạch cá mới sống tốt. Hàng tháng cũng phải rắc thêm vôi bột cho ao (với liều lượng 6-8kg/100m2).
Cá lóc chỉ nuôi khoảng 6-8 tháng là đã có thể thu hoạch. Nhưng nếu có điều kiện nuôi lâu hơn thì ta sẽ được những con cá lóc khổng lồ. Lúc đó, nâng giá nào, khách cũng mua. Tha hồ thu bộn tiền...
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Điểm đến lý tưởng của mùa Valentine
- Biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cá nhân
- Cảnh báo người dân nguy cơ ngộ độc các loại nấm
- Cà Mau triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sao chổi sáng hơn trăng
- Ngắm "kỳ hoa dị thảo" chỉ có ở Huế
- Ngắm nhật thực từ sao Hỏa
- Con chó sống bên mộ chủ suốt 6 năm
- Trùng tu di tích - Thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.