Thứ năm, 21/11/2024, 14:56:46 PM (GMT+7)

“Cởi váy” cho... sưa

(09:00:29 AM 09/07/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Cũng vội vội vàng vàng như khi mặc vào, sáng 7/7 người ta đã “cởi váy” cho hàng cây sưa trên phố Xuân Thủy, Hà Nội sau vài ba ngày “mặc váy”. Trên công cụ tìm kiếm Google, gõ chữ “mặc váy cho sưa” tức thì xuất hiện 17.700.000 kết quả. Trên các trang mạng những ngày này cũng la liệt hình ảnh những cây sưa được “mặc váy” và “tháo váy”.
>>Cây sưa ở Hà Nội “mặc áo giáp sắt”

 

"Mặc váy" cho cây sưa, tối kiến vĩ đại !

 

Khi hay tin người ta “mặc váy” cho sưa, cảm giác của nhiều người là ngao ngán - ngao ngán cho tình hình trật tự, trị an ở giữa thủ đô và ngao ngán bởi ý tưởng ngớ ngẩn của ai đó. Còn lúc “váy” được tháo ra, cảm giác cũng không khá hơn, bởi mọi việc đang diễn ra quá khôi hài! Nhưng đây đâu phải lần đầu: nhiều tháng trước, để giữ sưa người ta từng... đóng đinh sắt vào thân sưa để chống những lưỡi cưa tử thần của bọn “sưa tặc”! Kết quả: sưa chưa bị đốn đã héo rũ ra. Đúng là tối kiến vĩ đại!

 

Thật khó hiểu vì sao để bảo vệ sưa (thật ra dùng từ “giữ” chính xác hơn), người ta lại bình thản và vô tư đưa ra những “sáng kiến” kỳ quặc như vậy! Hình dung những hàng cây trên phố được quấn một lớp thép to đùng - hình dạng vuông có, tròn có nhôm nhoam - đã thấy bực bội, nhức mắt. Vậy mà cái ý tưởng quái lạ của ai đó vẫn được thực hiện bất chấp yếu tố thẩm mỹ, điều vốn cần cho đời sống và rất cần cho một đô thị.

 

Nhưng tại sao phải đóng đinh sưa, “mặc váy” cho sưa mới là điều cần suy gẫm. Không thể hình dung giữa lòng một đô thị văn minh, giữa lòng thủ đô của một quốc gia văn hiến với rất nhiều khu phố văn hóa, công dân văn hóa mà cây xanh có thể bị đốn gục để bán lấy tiền. Năm 2009 từng có vụ bọn “sưa tặc” dùng dây thép khóa cửa nhà dân để ra tay thịt cây sưa. Đã từng có vụ bị người dân phát hiện, những kẻ cướp sưa đã có hành vi đe dọa. Không thể đòi kẻ cướp dịu dàng, kẻ côn đồ mực thước nhưng câu hỏi đau đáu ở đây là: tại sao giữa một cộng đồng có luật pháp, có kỷ cương mà những chuyện ngang ngược như thế vẫn nhan nhản xảy ra khiến người lành khiếp sợ?

 

Câu chuyện “mặc váy” cho sưa khiến người viết liên tưởng đến sự kiện lễ hội hoa anh đào cũng ở thủ đô: sau lần đầu bị ngắt hoa bẻ cành, giẫm đạp không thương tiếc, các lần sau ban tổ chức lễ hội đã làm hàng rào sắt cho hoa và quanh mỗi gốc hoa còn có những anh vệ sĩ chuyên nghiệp khoanh tay gìn giữ! Hỡi ơi, thưởng lãm nỗi gì nữa, hoa ơi là hoa!

 

Đó là những hình ảnh trung thực nhất thể hiện sự bất lực của trật tự kỷ cương và thể hiện cao nhất ý thức cộng đồng quá kém. Khi ý thức đạo đức xã hội không lên án mạnh mẽ việc ai đó ngắt cành hoa nơi công cộng làm của riêng cho mình thì danh sách những người thích biến của công thành của tư ngày càng dài ra hơn. Việc đó làm cho người ta ích kỷ. Nhiều người như vậy sẽ hình thành một cộng đồng ích kỷ, bàng quan và đó là môi trường màu mỡ cho cái gian, cái ác tác oai tác quái.

 

Để bảo vệ sưa, một mặt kỷ cương phải được thực thi nghiêm khắc; những người thực thi kỷ cương cũng phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, theo nghĩa bảo vệ, gìn giữ cây quý chứ không chỉ giữ cho khỏi mất là tròn trách nhiệm. Đồng thời, hình phạt dành cho kẻ xấu phải đủ sức răn đe, đúng mực. Mặt khác - và trên hết, căn cơ hơn hết - là xây dựng một cộng đồng văn minh, văn hóa, biết tôn trọng cái chung và có tinh thần hào hiệp, trượng nghĩa.

 

Trước một cộng đồng như vậy, cái xấu không thể nào tác oai tác quái và cuộc sống sẽ bớt đi những điều lố bịch!

 

ĐẶNG ĐẠI
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Cởi váy” cho... sưa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.

Tin Môi Trường
 Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.

VACNE 30 năm
 Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”

(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI