Tin môi trường và bạn đọc
Cho ra hoa cam sành rải vụ
(14:26:39 PM 03/08/2012)Nhà vườn thường gặp giá không ổn định trong vụ thuận do việc thu hoạch đồng loạt trên diện rộng. Nếu vụ thuận có giá bán thấp từ 5.000 – 11.000 đồng/kg thì những vụ nghịch gần đây cam sành có giá đến 25.000 - 30.000 đồng/kg trở lên giúp cho nhiều nhà vườn thu lãi khoảng 400 - 500 triệu đồng/ha. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số biện pháp để nông dân áp dụng ra hoa nghịch vụ cam sành:
|
Cam sành nghịch vụ có giá cao gấp 3 - 5 lần cam sành vụ thuận. |
Biện pháp ngừng tưới nước hay cắt nước: Biện pháp này nông dân còn gọi là “siết nước”. Nhằm kích thích ra hoa sớm, biện pháp cắt nước trong mùa khô tạo sự căng thẳng sinh lý trong cây để kích thích ra chồi non và hoa khi tưới nước trở lại. Thực hiện lúc nào do nông dân chọn (ví dụ tháng 5, 6 âm lịch), ngừng tưới nước từ 12 – 15 ngày đến khi cây có biểu hiện héo thì tưới nước trở lại. Trong thời gian ngừng tưới cũng không bón phân nhằm tránh gặp trời mưa dông bất chợt cây không dễ dàng phát triển chồi non.
Sau khi cắt nước 12 - 15 ngày thấy cây có biểu hiện héo thì tiến hành bón phân với lượng như sau: Phân hữu cơ hoai mục bón càng nhiều càng tốt kết hợp với 150 - 250g ure 300 - 500g lân 100 - 150g kali (KCl) cho một gốc. Bón quanh tán cây theo vành mép tán bằng cách đào rãnh sâu 20cm, rộng 30cm. Trộn đều các loại phân xong cho vào rãnh lấp kín đất, ủ rơm giữ ẩm.
Hoặc có thể rải trên liếp rồi tưới nước ngay cho phân ngấm vào đất. Sau khi bón phân, tưới nước khoảng 7 ngày thì cây phát triển chồi non và ra hoa. Từ khi cây có hoa, cứ khoảng 2 tháng một lần bón bổ sung phân cho cây, mỗi lần tương đương số lượng trên hoặc dùng phân hỗn hợp có tỷ lệ N-P-K tương ứng bón kết hợp tưới nước giữ ẩm thường xuyên.
Biện pháp khác: Việc tạo ra hoa cam sành rải vụ theo ý muốn, còn áp dụng các biện pháp như: Phun thuốc kích thích ra hoa Paclobutrazol (phun 750mg/lít nước) 2 lần cách nhau 15 ngày. Hoặc phun 750mg loại thuốc kích thích ra hoa paclobutrazol/lít nước 2 lần cách nhau 15 ngày kết hợp cắt nước 12 - 15 ngày. Hoặc bón phân urea (46% N) 4 lần cách nhau 2 tuần/lần với lượng 25g/cây kết hợp với cắt nước 12 - 15 ngày.
Với bất cứ biện pháp nào trước khi áp dụng trên diện rộng, nông dân cần chú ý thử nghiệm từ diện tích nhỏ để có kinh nghiệm thực tế trên vườn cây của mình rồi mới mở rộng ra cả vườn, như vậy mới mong đạt hiệu quả như mong muốn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Điểm đến lý tưởng của mùa Valentine
- Biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cá nhân
- Cảnh báo người dân nguy cơ ngộ độc các loại nấm
- Cà Mau triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sao chổi sáng hơn trăng
- Ngắm "kỳ hoa dị thảo" chỉ có ở Huế
- Ngắm nhật thực từ sao Hỏa
- Con chó sống bên mộ chủ suốt 6 năm
- Trùng tu di tích - Thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
Cây Thị tại đền - chùa Thái, thành phố Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Thị gần 400 năm, chu vi thân 2,9 mét, trong khuôn viên đền – chùa Thái, thôn Trấn Nam, xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng vừa được chính quyền và nhân dân xã Trấn Dương long trọng tổ chức lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/9/2024.
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 01/10/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam, Chương trình “Trái Đất xanh” do VTV1 thực hiện đã có buổi trao đổi của Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam về chủ đề “Quản lý chất thải điện tử”.
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.