Tin môi trường và bạn đọc
800 hộ nuôi ngựa bị ảnh hưởng
(02:22:47 AM 19/06/2011)
Đời sống, việc làm của 800 hộ nuôi ngựa chưa được tính đến sau khi quyết định tạm ngưng hoạt động trường đua Phú Thọ theo chỉ đạo của UBND TPHCM được ban hành
Trường đua Phú Thọ tạm đóng cửa, các nài ngựa sẽ lao đao. Ảnh: Văn Hùng
Thiệt hại không nhỏ
Hợp đồng hợp tác giữa CLB TT Phú Thọ với Công ty Thiên Mã đã được thực hiện trong 7 năm qua với mức đầu tư cải tạo trên 1,5 triệu USD, không những duy trì nâng cấp hoạt động đua ngựa bằng công nghệ quản lý chuyên nghiệp mà còn góp phần nộp ngân sách, lợi nhuận cho TP bình quân mỗi năm 24 tỉ đồng. Việc duy trì hoạt động này còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho trên 1.000 người lao động trực tiếp lẫn gián tiếp.
Trước khi thời hạn hợp đồng hợp tác trên kết thúc, tháng 2-2011, CLB TT Phú Thọ đã sớm báo cáo đề xuất phương án duy trì hoạt động trường đua Phú Thọ với UBND TP. Theo đó, có 3 phương án được đưa ra: Tìm đối tác đầu tư mới; tiếp tục cho Công ty Thiên Mã thuê lại đường đua mỗi tuần 2 ngày thứ bảy và chủ nhật và giao cho CLB TT Phú Thọ tự quản tổ chức hoạt động. Theo ông Lê Anh Dũng, Chủ nhiệm CLB TT Phú Thọ, với 3 phương án trên, việc cho phép Công ty Thiên Mã thuê lại 2 ngày/tuần tổ chức đua ngựa xem ra khá hợp lý bởi thực tế các trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ trường đua còn giá trị sử dụng khoảng 40%. bên cạnh đó, với khoảng thời gian không hoạt động đua ngựa trong tuần, ngành thể thao có thể tính đến việc xây dựng trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao thành tích cao.
Mặt khác, trong văn bản chỉ đạo, UBND TP sẽ giao cho các sở, ban ngành liên quan hướng dẫn Công ty Thiên Mã nghiên cứu địa bàn đã làm trường đua theo quy hoạch của TP. Ông Nguyễn Ngọc Mỹ, Giám đốc Công ty Thiên Mã, cho biết qua tìm hiểu bước đầu, trường đua được quy hoạch ở huyện Củ Chi hoặc Láng Le - huyện Bình Chánh và nếu trong tương lai được lãnh đạo TP ủng hộ, giúp đỡ, Công ty Thiên Mã sẵn sàng đầu tư. Tuy nhiên, theo nhận định của giới đầu tư, nếu dự án xây trường đua mới được lập thì thời gian đầu tư nhanh nhất phải mất từ 2 - 3 năm. Do đó, vấn đề đặt ra là với khoảng thời gian đóng cửa trường đua cũ chờ xây dựng trường đua mới, thiệt hại cho đàn ngựa giống, ngựa đua và cả người nuôi ngựa rất lớn, vậy ai sẽ chịu trách nhiệm chia sẻ khoản này?
Chủ ngựa mất ăn, mất ngủ
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP, CLB TT Phú Thọ đã ra thông báo trường đua ngựa sẽ chính thức tạm ngưng hoạt động vào cuối tuần này khiến giới chủ ngựa lẫn những người thường xuyên tham gia phục vụ trường đua những ngày qua bị sốc. Ông Chín Trâm (Nhan Văn Trâm), đại diện Hội Chủ ngựa, cho biết đó là chủ trương Nhà nước thì mọi người phải chấp hành nhưng dường như chưa ai tính đến đời sống của gần 800 hộ nuôi ngựa ở huyện Đức Hòa - Long An và huyện Hóc Môn - TPHCM. Ông Trâm nói: “Nghe tin trường đua ngưng hoạt động không có thời hạn, mấy ngày qua, nhiều chủ ngựa mất ăn mất ngủ khi lợi nhuận chính, nguồn sinh kế gia đình từ ngựa coi như không còn bởi đa số người dân nuôi dưỡng, chăm sóc ngựa bằng nguồn vốn dành dụm. Căng nhất là những hộ đang vay tiền ngân hàng”.
Theo nhiều hộ gia đình nuôi ngựa, lẽ ra, khi ban hành chủ trương có liên quan đến ngành nghề và cuộc sống của hàng ngàn người lao động, UBND TP cần sớm có thông tin hướng dẫn lộ trình để người dân chuyển đổi nghề hoặc tìm kế sinh nhai khác.
Nguy cơ mất đàn ngựa quý Theo giới chuyên môn, ước tính số lượng ngựa tham gia các kỳ đua tại trường đua Phú Thọ hiện nay lên đến 1.000 con và nếu tính bình quân 30 triệu đồng/con, giá trị đàn ngựa đua lên đến 30 tỉ đồng. Mặt khác, được nhiều gia đình tham gia chăm sóc, nuôi dưỡng nên đàn ngựa đua được thuần chủng nhân giống hàng chục năm qua có giá trị đầu tư rất lớn. Nếu việc tạm ngưng trường đua mà không nêu rõ thời hạn hoạt động trở lại, đàn ngựa đua sẽ nhanh chóng mất dần vì thiếu đất thao dượt. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Điểm đến lý tưởng của mùa Valentine
- Biện pháp hữu hiệu bảo vệ sức khỏe cá nhân
- Cảnh báo người dân nguy cơ ngộ độc các loại nấm
- Cà Mau triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
- Sao chổi sáng hơn trăng
- Ngắm "kỳ hoa dị thảo" chỉ có ở Huế
- Ngắm nhật thực từ sao Hỏa
- Con chó sống bên mộ chủ suốt 6 năm
- Trùng tu di tích - Thừa tiền nhưng thiếu hiểu biết
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành”
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải
(Tin Môi Trường) - Tại Lễ Khai mạc Festival Khèn Mông, Lễ hội hoa Đào rừng (Pằng Tớ Dầy) của huyện Mù Cang Chải, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cùng đại diện Hội BVTN&MT Việt Nam đã trực tiếp trao Bằng và Quyết định công nhận 4 Cây di sản Việt Nam cho đại diện địa phương.
Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội
(Tin Môi Trường) - Sáng 26/11 tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã tổ chức Hội nghị Ban chấp hành năm 2024.
- Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam trao đổi về quản lý chất thải điện tử trong chương trình “trái đất xanh” của VTV1
- Cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên và chuyển đổi xanh” sẽ được hoàn thiện vào cuối năm
- Các cấp chính quyền và đoàn thể, cộng đồng nhân dân chung tay trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh
Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành”
(Tin Môi Trường) - Sau buổi thuyết trình tại vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành: Giảm đốt rơm rạ ngoài trời, tăng an toàn với thuốc bảo vệ thực vật” vừa diễn ra tại trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban tổ chức đã chọn được một số tác giả có đề tài xuất sắc nhất.