Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Vô tư mở rộng cửa cho thực phẩm “bẩn”?
(08:18:33 AM 25/11/2011)Liên tiếp phát hiện hàng nhập “bẩn”
Trong thời gian gần đây, liên tiếp các vụ “tạm nhập tái xuất” để trục lợi đã bị các cơ quan chức năng phát hiện. Qua tổng kiểm tra hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển năm 2011, cơ quan hải quan đã phát hiện, tạm giữ hàng trăm container hàng “tạm nhập tái xuất” là hàng cấm, hàng không khai báo trong hồ sơ. Cụ thể, ngày 1 và 10/9, hai lô hàng với trên 100 tấn chân gà đã được Công ty TNHH Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Quảng Ninh nhập về cảng PTSC (TP. Hải Phòng).
Tuy nhiên, Cơ quan Thú y vùng II sau khi lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra đã phát hiện chất lượng của lô hàng không đảm bảo chất lượng ATVSTP. Trong biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm ngày 20/9 của cơ quan thú y ghi rõ: “Trên bao bì sản phẩm không có tem nhãn, không ghi ngày sản xuất, nguồn gốc xuất xứ... Các phiếu kiểm tra cảm quan cho thấy các mẫu kiểm tra đều có hiện tượng phân hủy, có mùi ôi và một số chỉ tiêu vi sinh vật vượt quá giới hạn cho phép, không đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm để gia công chế biến làm thực phẩm cho người”.
Theo đó, vào ngày 23/9 và 5/10, Cơ quan Thú y vùng II có 2 công văn gửi Cục Hải quan Hải Phòng và DN chủ hàng thông báo việc 2 lô hàng nhập khẩu trên không đảm bảo chất lượng, đồng thời đề nghị Cục Hải quan Hải Phòng tái xuất hoặc tiêu hủy. Trước đó, cơ quan chức năng tại TPHCM phát hiện gần 15 tấn thịt bò đông lạnh nhập khẩu kém chất lượng với biểu hiện thịt đã chuyển màu xanh đen, bốc mùi. Lô hàng này có giấy chứng nhận của cơ quan thú y Hải Phòng nhưng trên bao bì không ghi rõ xuất xứ, hạn sử dụng... Thế nhưng lô hàng kém chất lượng này vẫn vượt hàng ngàn kilômét “lọt” vào kho lạnh tại TPHCM.
Quản lý còn lỏng lẻo?
Hàng “tạm nhập tái xuất” bị “bốc hơi” thường sẽ được tiêu thụ tại 2 thị trường lớn là Hà Nội và TPHCM, trong đó nguồn hàng đưa vào phía Nam sẽ được tập kết tại các kho lạnh lân cận TPHCM để chuyển đổi nguồn gốc, hợp thức hóa trước khi tuồn vào đây tiêu thụ. Theo tìm hiểu của phóng viên, hàng vi phạm bị phát hiện qua hình thức “tạm nhập tái xuất” có đủ loại từ thực phẩm không đảm bảo ATVSTP, rác thải độc hại đến hàng cấm như rác thải công nghiệp độc hại hay ngà voi.
Theo lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, nguyên nhân là do tình trạng cấp phép tràn lan, trong khi thủ tục hải quan thì quy định vẫn như đối với hàng xuất nhập khẩu thông thường. Theo một lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường cho biết, những mặt hàng thông dụng cho vào luồng xanh, những mặt hàng cần kiểm soát thì cho vào luồng đỏ. Luồng xanh chỉ kiểm soát một số, một tỷ lệ nhất định, còn lại cho đi hết. Luồng đỏ thì kiểm soát 100%. Do đó nhiều DN đã lợi dụng vào điểm này để gian lận.
Ngoài ra, thực tế hiện nay cho thấy số vụ gian lận, qua mặt cơ quan kiểm tra trong việc thực hiện hàng “tạm nhập tái xuất” là không nhỏ. Nguyên nhân là trước đây quá trình vận chuyển có sự áp tải của lực lượng chức năng. Còn hiện nay thì DN tự làm và tự chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển không có lực lượng hải quan giám sát lô hàng nên khả năng các lô hàng “bốc hơi” là rất dễ xảy ra.
Qua trên có thể thấy, thực trạng lợi dụng hàng “tạm nhập tái xuất” để trục lợi đang ngày càng xảy ra nhiều. Nguy hại nhất khi chính những lô hàng không đảm bảo chất lượng này lại phục vụ nhu cầu của một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng trong nước. Rõ ràng khi tiêu thụ phải những loại hàng này sức khỏe người dân sẽ ảnh hưởng không tốt. Chính vì thế, các cơ quan chức năng cần kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp vi phạm để tránh những nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe cho người tiêu dùng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero
(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.
Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng
(Tin Môi Trường) - UBND tỉnh Phú Thọ xử phạt Tổng Công ty giấy Việt Nam - Công ty TNHH 1,89 tỷ đồng do nhiều vi phạm trong xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật.
10 phát ngôn ấn tượng của bà Mai Kiều Liên, nữ doanh nhân được vinh danh trong Top Phụ nữ quyền lực nhất châu Á
(Tin Môi Trường) - Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.