»

Thứ ba, 03/12/2024, 17:29:32 PM (GMT+7)

Sa Pa: Khốn khổ, cá quý tộc nuôi đầy trên núi mà không có ai mua

(17:47:59 PM 18/03/2020)
(Tin Môi Trường) - Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lượng khách du lịch lên Sa Pa sụt giảm mạnh, hoạt động của các nhà hàng, khách sạn khó khăn khiến cho các trang trại nuôi cá hồi Sa Pa cũng lâm vào cảnh lao đao bởi không có nơi tiêu thụ.

Khu vực xã Bản Khoang và Tả Giàng Phìn cũ - nay là xã Ngũ Chỉ Sơn được coi là “thủ phủ” nuôi cá hồi của Sa Pa. Tại đây có hàng chục cơ sở nuôi cá hồi của các doanh nghiệp, HTX và người dân địa phương.

 
Nuôi cá hồi phải đầu tư lớn nhưng bù lại nếu thị trường tiêu thụ thuận lợi, giá cả ổn định, người dân sẽ thu được lợi nhuận đáng kể. Tuy nhiên, từ sau Tết Nguyên đán đến nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường tiêu thụ cá hồi ảm đạm khiến nông dân lao đao.
 
Sa[-]Pa:[-]Khốn[-]khổ,[-]cá[-]quý[-]tộc[-]nuôi[-]đầy[-]trên[-]núi[-]mà[-]không[-]có[-]ai[-]mua
Khu vực nuôi cá hồi của người dân thôn Kim Ngan, xã Ngũ Chỉ Sơn (tức là xã Bản Khoang và xã Tả Giàng Phìn cũ), TX Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
 
Cách đây nửa tháng, trang trại cá hồi của gia đình anh Chảo Duần Tá, thôn Cán Hồ B vừa xuất bán được 1 tấn cá hồi với giá 180.000 đồng/kg, đây là mức giá khá thấp nếu so với mức trung bình từ 240.000 - 250.000 đồng/kg. Nhưng anh Tá không thể ngờ đến thời điểm này giá cá tiếp tục xuống và đáng lo hơn là không có thương lái đến hỏi mua. Hiện trang trại của anh đang tồn hơn 1 tấn cá thương phẩm.
 
Cũng tại thôn Cán Hồ B, anh Hạng A Phình như ngồi trên đống lửa với khoản vay ngân hàng hơn 300 triệu đồng đã đến kỳ phải trả nợ. Anh dự tính sau khi bán lứa cá hồi sẽ trả hết nợ, đồng thời có vốn để tái đầu tư, nhưng cũng như nhiều trang trại nuôi cá hồi khác, hiện đàn cá của gia đình anh Phình đã đủ trọng lượng xuất bán vẫn phải nằm chờ trong bể.
 
Anh Phình cho biết, với giá hồi hiện tại là 170.000 đồng/kg, nếu xuất bán thì chưa đủ thu hồi được tiền thức ăn đã đổ vào đây, nhưng càng giữ lại thì càng lỗ. “Bây giờ có khách mua lẻ mình cũng phải bán, hy vọng thu được đồng nào hay đồng nấy” - anh Phình cho biết.
 
Sa[-]Pa:[-]Khốn[-]khổ,[-]cá[-]quý[-]tộc[-]nuôi[-]đầy[-]trên[-]núi[-]mà[-]không[-]có[-]ai[-]mua
Cá hồi nuôi ở Sa Pa đã đủ trọng lượng xuất bán vẫn chưa có thương lái đến mua.
 
Tại thôn Kim Ngan nơi tập trung nhiều cơ sở nuôi cá hồi của người dân nhất xã Bản Khoang cũ, các trang trại nuôi cá hồi cũng đang tồn trung bình 1- 2 tấn cá thương phẩm, cá biệt có trang tại tồn đến 5 tấn cá hồi.
 
Tháng 3 năm trước, anh Chảo Duần Vầy đầu tư hơn 200 triệu đồng chung vốn xây dựng bể nuôi cá hồi với hy vọng nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, đúng thời điểm chuẩn bị xuất bán thì giá cá hồi giảm mạnh. Do thôn Kim Ngan nằm cách xa trung tâm xã, giao thông khó khăn nên thương lái chỉ mua cá hồi với giá 150.000 đồng/kg.
 
Anh Vầy cho biết hiện trang trại đang tồn gần 2 tấn cá hồi thương phẩm, trung bình mỗi ngày vẫn phải tiêu tốn hơn 1 triệu đồng tiền thức ăn, để giảm bớt chi phí, anh Vầy phải giảm khối lượng thức ăn cho cá hồi cốt để cầm cự chờ có thương lái hỏi mua.
 
Sa[-]Pa:[-]Khốn[-]khổ,[-]cá[-]quý[-]tộc[-]nuôi[-]đầy[-]trên[-]núi[-]mà[-]không[-]có[-]ai[-]mua
Trang trại của gia đình anh Chảo Duần Vầy đang tồn gần 2 tấn cá hồi thương phẩm.
 
Theo thống kê của UBND xã Ngũ Chỉ Sơn, hiện trên địa bàn xã có khoảng 70 cơ sở nuôi cá nước lạnh của các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân tập trung tại các thôn Cán Hồ B, Phìn Hồ, Kim Ngan...
 
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các nhà hàng, khách sạn tại Sa Pa vắng khách nên lượng cá hồi tiêu thụ giảm mạnh. Theo chính quyền địa phương, các trang trại nuôi cá hồi gặp khó khăn nhất chủ yếu là cơ sở nhỏ lẻ của người dân do thiếu đầu mối liên kết tiêu thụ và phải phụ thuộc vào thương lái.
 
Ông Hạng A Sang, Chủ tịch UBND xã Ngũ Chỉ Sơn cho biết, hiện chưa có thống kê các trang trại nuôi cá hồi trên địa bàn đang tồn bao nhiêu tấn cá thương phẩm, nhưng chắc chắn ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 này sẽ khiến kinh tế của nhiều nông dân nuôi cá hồi gặp khó khăn.
 
Nhiều năm qua, các cơ sở nuôi cá nước lạnh Sa Pa phần lớn phục vụ nhu cầu khách du lịch, giá bán cũng tương đối cao nên thị trường bình dân khó tiếp cận. Tuy nhiên, trong bồi cảnh hiện nay, giá đã xuống thấp, với thương hiệu đã được xây dựng nếu có kênh tiêu thụ tại các đô thị trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận có thể giải quyết phần nào khó khăn cho người dân.
 
(Theo Báo Lào Cai/ Dân Việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sa Pa: Khốn khổ, cá quý tộc nuôi đầy trên núi mà không có ai mua

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

Địa phương và doanh nghiệp phối hợp tái sinh rừng, hấp thụ Carbon hướng đến Net Zero

(Tin Môi Trường) - 5ha khu vực cánh rừng Net Zero của Vinamilk phối hợp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tại Vườn quốc gia Mũi Cà Mau đã bước sang năm thứ 2 trong dự án kéo dài 6 năm (2023-2029). Nhiều hoạt động nghiên cứu, đồng hành, báo cáo đã được doanh nghiệp thực hiện, trong đó có các chuyến đi trực tiếp tham gia khoanh nuôi rừng của nhân viên diễn ra đều đặn hàng năm.

Tin Môi Trường
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI