Doanh nghiệp » Tiêu dùng thông minh
Quảng Ngãi: Bứng tận gốc trâm cổ thụ bán sang Trung Quốc
(21:43:20 PM 20/05/2013)
Xe đầu kéo chở trâm cổ thụ. |
Ngày 20/5, Đội CSGT Công an huyện Minh Long (Quảng Ngãi) cho biết vừa ra quyết định xử phạt xe đầu kéo biển số 34C-00119 do tài xế Nguyễn Hữu Hòa (29 tuổi), ngụ huyện Kim Thành, tỉnh Hải Phòng điều khiển vi phạm các lỗi giao thông như sổ kiểm định và bảo hiểm xe.
Trước đó, ngày 16/5, trong lúc tuần tra, lực lượng CSGT Công an huyện Minh Long phát hiện xe đầu kéo trên chở 5 cây trâm (còn gọi cây nhội) với chiều dài gần 20m. Chủ số cây trâm trên cho biết mua lại của một số người ở thôn Gò Chè, xã Long Sơn.
Theo ông Đinh Kim, trưởng thôn Gò Chè, xã Long Sơn, huyện Minh Long cho biết ông và người dân ở trong thôn thấy nhiều người ở miền xuôi tổ chức dùng máy đào, xe cẩu bứng từng cây cổ thụ, sau đó tập kết ra gần đường. Nhìn từng cây cổ thụ dài gần 20m, đường kích gốc gần 2m bị bứng tận gốc, người dân trong thôn ai cũng bức xúc. Hỏi chính quyền địa phương thì bảo số cây trâm trên được phép khai thác.
Cách đây không lâu, tại tỉnh lộ 625, thuộc xã Thanh An, lực lượng CSGT Công an huyện Minh Long tạm giữ xe đầu kéo chở 4 cây trâm cổ thụ. Trung bình mỗi cây cổ thụ có có chiều dài khoảng 15m. Có cây đường kính gốc trên 2m và có độ tuổi gần trăm năm tuổi. Tổng khối lượng 4 cây trên 21m3 gỗ. Đây là số cây của lái thương mua lại người dân ở xã Long Môn rồi vận chuyển bán sang Trung Quốc.
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Minh Long, lực lượng chức năng đã phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ bứng cây trâm cổ thụ đem bán đi Trung Quốc, nhưng các lái thương luôn túc trực tại khu vực huyện miền núi Minh Long lùng sục mua cây trâm.
Theo anh Huỳnh Văn Bảo – một người chuyên tìm cây trâm môi giới cho lái thương cho biết: Hiện nay bên Trung Quốc đang ráo riết tìm mua cây trâm đem về nước trồng làm cây cảnh. “Thay vì phải trồng một cây nhỏ dọc đại lộ mất hàng chục năm cây mới lớn, họ đi tắt tìm mua cây cổ thụ lớn về trồng” – anh Bảo nói.
Vì sao bên Trung Quốc chỉ tìm mua cây trâm, anh Bảo giải thích, vì cây trâm 3 lá là loại cây cực hút nước và giữ nước. Dù nhổ khỏi mặt đất và cắt trụi rễ, nhưng 50 ngày sau đem trồng lại vẫn sống. Bởi thân cây sẵn có nước nuôi dưỡng không dễ chết.
Theo điều tra được biết, một cây trâm mua tại rừng, rẫy của dân với giá chưa tới 500 ngàn đồng. Sau khi khai thác vận chuyển ra đường quốc lộ đã có giá trên 40 triệu đồng/cây.
Theo một số già làng ở xã Long Môn, sở dĩ cây trâm cổ thụ vẫn còn nhiều ở các khu rừng, trong rẫy dân vì gỗ cây trâm người dân không sử dụng. Mỗi khi bứng cây trâm thì những cây con xung quanh cũng sẽ chết vì không còn cây trâm giữ nước. Việc bứng lấy bộ đế rễ cây trâm cũng sẽ khiến hàng loạt cây lớn nhỏ xung quanh bị đốn hạ. Chưa nói đến việc vận chuyển kéo cây trâm cổ thụ ra khỏi rừng sẽ san bằng các loại cây khác. Từ đây, hệ sinh thái rừng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm thay đổi dòng chảy. Đặc biệt, việc khai thác những cây ven đường vào mùa mưa bão rất dễ gây sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Theo ông Đinh Kim, trưởng thôn Gò Chè, xã Long Sơn, từ hàng trăm năm qua, vỏ cây trâm là vị thuốc có giá trị. Mỗi khi con người hay gia súc bị thương chảy máu ngoài da, thì dùng vỏ xoa, đắp lên vết thương sẽ cầm máu và mau chóng lành vết thương. Vì thế cây trâm có giá trị, ý nghĩa với người dân miền núi.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Người tiêu dùng thế hệ mới: Động lực đẩy mạnh tiêu dùng "Xanh"
- Người dân hưởng lợi gì khi doanh nghiệp làm "Net Zero"
- Độc lạ dừa bonsai chào Tết Giáp Thìn 2024
- Triệu quà tặng gửi gắm tri ân, cùng VinaPhone đón chào sinh nhật tuổi 27
- Chào hè sang, bạt ngàn ưu đãi với các gói cước Home Internet tốc độ cao từ VNPT
- VinaPhone sẽ chính thức khóa 2 chiều đối với các thuê bao chưa thực hiện chuẩn hóa thông tin vào ngày 15/4
- Đồng Nai: Dừng triển khai các sản phẩm của Công ty CP sữa Hà Lan đến người lao động
- MobiFone đã khắc phục hiện tượng chập chờn trong liên lạc và xin lỗi khách hàng
- Tiêu dùng bền vững - Xu hướng cần được doanh nghiệp nắm bắt và thúc đầy
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).
Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi
(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.
Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk
(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.