»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:17:04 AM (GMT+7)

Nguy hại từ sinh tố trái cây giá rẻ

(10:57:41 AM 09/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Sinh tố trái cây là một trong những thức uống khoái khẩu cho mùa hè nóng bức. Tuy nhiên, nguồn gốc của loại đồ uống giá rẻ này lại có thể gây hại cho người dùng.

Sinh tố trái cây có nguồn gốc từ nhiều nguồn nguyện liệu độc hại khác nhau. Ảnh minh họa

 

Theo thông tin từ Trí thức trẻ cho biết, thời tiết oi bức khiến nhu cầu giải nhiệt của người dân gia tăng, các món sinh tố hay nước ép cũng được ưa chuộng nhất.

 

Tâm lý người tiêu dùng thường cho rằng, những món giải nhiệt làm từ trái cây sẽ đảm bảo sự nguyên chất, ít độc hại hơn những loại thực phẩm đóng gói sẵn. Tuy nhiên, với sinh tố, nước ép được chế biến từ trái cây Trung Quốc, nguy cơ độc hại còn lớn hơn nhiều lần.

 

Một người làm nghề pha chế tại một quán giải khát ở TP.HCM cho hay, “tùy số lượng ít hay nhiều, hầu như tất cả các quán cà phê, kinh doanh nước giải khát đều có sử dụng trái cây xuất xứ Trung Quốc. Những quán cà phê lớn, có thương hiệu thường sẽ mua trái cây ở các địa chỉ đáng tin cậy hơn, tuy nhiên xuất xứ cũng ít được chú trọng. Còn lại những quán giải khát bình dân thì khoảng 80% là trái cây Trung Quốc. Thậm chí có nhiều nơi sử dụng hoàn toàn trái cây Trung Quốc để chế biến thức uống”.

 

Anh này dẫn chứng, hiện trên thị trường, giá bơ sáp Đăk Lăk loại 1 là 55.000 đồng/kg, thanh long ruột đỏ 55.000 đồng/kg, nho xanh Ninh Thuận 85.000 đồng/kg, xoài cát Hòa Lộc 70.000 đồng/kg, cam xoàn Bến Tre 65.000 đồng/kg, cam sành Long An 50.000 đồng/kg,  đu đủ vườn 30.000 đồng/kg, dưa hấu không hạt 28.000 đồng/kg.... Giá của một ly sinh tố ở những quán bình dân tại TP.HCM chỉ từ 10.000-20.000 đồng. Nếu sử dụng trái cây trong nước thì các chủ kinh doanh khó mà có lời. Đó là chưa kể đến chi phí mặt bằng, nguyên liệu chế biến như đường, đá, sữa.... Nên họ sẽ thay bằng các loại trái cây Trung Quốc, vốn có giá chỉ bằng 40% những con số trên.

 

Báo Giáo dục Việt Nam thông tin thêm, tại chợ hoa quả Long Biên, nhiều quầy bán hàng vẫn bày bán hoa quả thối, dập là bình thường. Chị N, nhân viên bốc vác thuê ở ngay đầu chợ, khẳng định: “Đa số bán cho người làm hàng. Nếu mua về cho gia đình ăn, khách thường mua ở chợ lẻ, rẻ hơn. Mua trong chợ này chỉ mua nhiều, mua buôn mới rẻ nên những hoa quả sắp hỏng thường được những chủ quán cà phê, giải khát thu gom hết”.

Tương tự, những quả dưa hấu bị vỡ, bị hỏng một phần được bán với giá siêu rẻ cũng được nhiều người mua về làm sinh tố. Một quả dưa hấu bị vỡ do vận chuyển có giá chỉ còn 10 nghìn đồng. Sau khi mua về cho vào tủ lạnh có thể dễ dàng thành dưa ngon.

 

Sinh tố trái cây giá rẻ tiềm ẩn rất nhiều nguy hại cho người tiêu dùng. Ảnh minh họa

 

Cùng lúc đó, một phụ nữ cũng đi lấy hàng về làm sinh tố. Thay vì mua cả thùng hoa quả ngon, chị chỉ thoăn thoắt lục tìm trên những đống hoa quả sắp hỏng để chọn mua những quả xoài thối. Theo chị, mua về chỉ cần cắt bỏ phần thối, chỗ ngon vẫn dùng bình thường. Nếu 1 kg xoài ngon có giá khoảng 30 đến 35 nghìn đồng/kg thì một bọc xoài vỏ đã đen xì khoảng 8,9 kg giá chưa đến 50 nghìn đồng.

 

Ngoài xoài, dâu, dưa hấu... nhiều người làm hàng cà phê còn chọn mua bơ, mãng cầu, cam… Những loại quả này cũng được phân biệt rất rõ mục đích mua về để làm gì. Nếu làm hoa quả dầm sẽ có một loại khác ngon hơn, làm sinh tố là những loại héo, dập, thối một phần.

 

Một phương pháp khác làm sinh tố được báo Lao động đề cập đến đó là chỉ cần cho 1/2 thìa siro hoa quả đóng chai bình dân sẽ có ngay một cốc siro thơm ngon hoặc chỉ một chút ít siro cũng tạo hương vị trái cây đậm đà hơn cả trái cây tươi, nhất là thời điểm này một số loại hoa quả tăng giá đột biến như: Cam, nho.

 

Như vậy, chỉ cần cho một lượng nhỏ nguyên liệu này đã có sản phẩm đồ uống giải khát đủ độ ngọt, vị thơm, hương vị như trái cây tươi. Hầu hết các hợp chất siro đều khá đậm đặc. Ngoài khả năng đường hóa học, các chuyên gia về thực phẩm còn lo ngại các nguyên liệu để làm nước giải khát có thể sử dụng phẩm màu hóa học. Nếu dùng lâu dài có thể gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.

 

Ngoài ra, theo Giáo sư Nguyễn Khách Trạch, Chủ tịch Hội Nội khoa Việt Nam cảnh báo việc dùng hoa quả thối ăn hay làm sinh tố đều nguy hiểm khôn lường. Không cần phải ăn quá nhiều chỉ cần một ít cũng có thể nhiễm trùng đường ruột, nhiễm nấm từ hoa quả thối, báo Giáo dục Việt Nam đưa tin.

 

Điều đáng lo ngại từ nguyên liệu đầu vào chưa được kiểm định về chất lượng, người tiêu dùng có thể đặt câu hỏi chất lượng đầu ra sản phẩm là những cốc sinh tố bắt mắt, cốc siro hương vị trái cây hấp dẫn liệu có an toàn với sức khỏe người dùng?

 

Linh Nguyễn-TH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguy hại từ sinh tố trái cây giá rẻ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

Đến Resort Fly Up Hòn Sơn (Kiên Giang) để tận hưởng và cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên

(Tin Môi Trường) - Xuất phát từ tình yêu biển, đảo quê hương và tâm huyết đồng hành phát triển du lịch địa phương, chị Vũ Thị Diễm Thúy – Phó Chủ tịch Hội Nữ doanh nhân tỉnh, Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại dịch vụ Hòn Sơn, cùng bạn đầu tư kinh doanh resort Fly Up tại xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải (Kiên Giang).

Tin Môi Trường
 Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

Bãi rác lộ thiên của Tâm Sinh Nghĩa cháy âm ỉ, người dân khốn khổ vì mùi hôi

(Tin Môi Trường) - Bãi rác lộ thiên trong Nhà máy xử lý rác Thạnh Hóa (Long An) của Công ty Tâm Sinh Nghĩa tiếp tục cháy âm ỉ, tỏa ra mùi hôi khó chịu, gây khổ cho người dân sống gần nhà máy rác này.

VACNE 30 năm
 Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

Đổi mới, sáng tạo làm nên chất "Vàng" cho thương hiệu Vinamilk

(Tin Môi Trường) - Vì khách hàng, Luôn cầu tiến và Quyết liệt là các từ khóa mà ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, nhấn mạnh khi nói về chiến lược đổi mới của doanh nghiệp tại sự kiện Thương hiệu Vàng TP.HCM vừa qua.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI